|
|
|
|||||||||||||
Thiết kếSẽ không có giải cho cuộc thi logo? 21. 05. 13 - 1:20 pmCộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ban Tổ Chức cuộc thi thiết kế mẫu logo Nhà hát Chèo Hà nội xin kính báo: Cuộc thi Thiết kế logo Nhà hát Chèo Hà Nội đã chính thức khép lại mà chưa có tác phẩm nào sẽ trở thành logo chính thức của Nhà hát Chèo Hà Nội. Dưới đây là ý kiến nhận xét tổng quan các thiết kế logo cho Nhà hát Chèo Hà Nội của Hội đồng xét duyệt: – Về nội dung: sự tìm tòi biểu tượng và tinh thần của nghệ thuật Chèo chưa phong phú! Logo chưa toát nên được tinh thần của vấn đề cần nói. Hầu hết chỉ thấy hình ảnh bề ngoài mà chưa bắt được nhịp điệu và tín hiệu của nghệ thuật Chèo. Vì vậy mà cái quạt, cái mặt nạ và Khuê Văn các đã xuất hiện quá nhiều… Phần lớn là đi ghép các biểu tượng mặc định để minh hoạ cho đối tượng của đề tài. Vì các biểu tượng mặc định này có ngoài đời thực và lâu nay đã được hoặc bị dùng nhiều, nên thành thói quen thị giác của các nhà thiết kế và công chúng. Việc dùng các biểu tượng cụ thể này sẽ làm hẹp ý nghĩa và sự liên tưởng, nhưng lại dễ lẫn lộn với các đối tượng nghệ thuật sân khấu khác ở Hà Nội như tuồng, cải lương, kịch nói… hay văn hóa dân gian ở châu Á nói chung. Cách sáng tạo ngược lại là điển hình và tối giản hóa từ một đối tượng thật, hoặc cách điệu từ đề tài và đối tượng tưởng tượng trong truyền thuyết, cổ tích… hoặc phóng dụ từ đối tượng phi vật thể, hay vật chất có định dạng năng động như mây, khói, nước… lúc đó biểu tượng không bị trói gô trong một cấu trúc vật thể cụ thể, nên thường đa dạng, bay bổng, hàm chứa tinh thần nhiều hơn là tính minh hoạ. – Về phương pháp tư duy: Khi dùng các biểu tượng mặc định này dễ làm tổn hại đến sự bay bổng trong sáng tạo, vì phải cố trung thành với hình khối thực tế của đối tượng. Cách thiết kế này thường dẫn đến logo rườm rà, kể lể vì phải cố ghép cho đủ các đặc điểm: đặc điểm của môn nghệ thuật, của địa phương, của thời đại (kiểu như: mặt nạ + Khuê Văn các + ngôi sao…) Tuy vậy, dù có đưa thêm bao nhiêu chi tiết để minh hoạ thì về mặt tâm lý, nhiều nhà thiết kế vẫn thấy chưa đủ… Nếu các chi tiết không thật điển hình thì vẫn có thể nhầm thành logo của bất cứ đoàn ca múa dân tộc nào khác, hoặc của một cơ quan nghiên cứu, Bảo tồn văn hóa dân tộc nào khác tại Hà Nội. – Có ít thiết kế tìm hình khối đơn giản, trừu tượng hoặc bán trừu tượng, chỉ có tính “gợi” và quan trọng là có cá tính! Làm cách này dễ tạo được một đặc điểm riêng mà tránh bị trùng lặp, vì cơ hội điều chỉnh hình, khối, màu được phóng túng và tự do. Ngữ nghĩa của logo và thương hiệu của đoàn sẽ dựa trên cơ sở đặc điểm và cá tính thị giác, kết hợp với dòng chữ tên của chủ thể, sẽ dần khẳng định theo thời gian. – Về nghệ thuật và kỹ năng: hòa sắc và hình khối còn bị cứng (hầu hết là phối hợp của các mảng bẹt màu và hình), gợi lên thói quen của tranh cổ động! Kiểu phông chữ còn rườm rà, điệu (chữ lả lơi như làn điệu chèo?). Nếu nhìn từ xa sẽ khó đọc và nhận biết các chi tiết. Mặc dù không yêu cầu, nhưng hầu hết các tác giả cũng không vẽ thêm phần phối cảnh nổi khối 3D. Và cũng không thể hiện chủ ý logo sẽ làm bằng chất liệu cụ thể gì để phát huy ưu thế của các chất liệu cùng đặc điểm bộ môn nếu có thể. Cũng không áp dụng thiết kế logo vào các vị trí cụ thể trên giấy tờ, cardvisit, đồ lưu niệm, hộp, túi, biểu tượng nổi trên tường hay trên nóc nhà hát… (chỉ có 1 tác giả thiết kế gần đủ cả bộ), điều đó cũng phần nào thể hiện tính chuyên nghiệp cũng như thái độ làm việc của các tác giả. Một trong những logo có sự hội tụ đầy đủ từ yếu tố tinh thần, sự cách điệu tốt nhất từ chiếc quạt giấy, phối màu, phông chữ, bố cục tốt nhất, cô đọng và dễ nhận diện thương hiệu nhất, xứng đáng trở thành logo của Nhà hát Chèo Hà Nội nhất (logo số 14 theo thứ tự các logo đăng tải trên soi.today), rất tiếc quá giống với logo của Mandarin Oriental. Chúng tôi không đánh giá về hành vi của tác giả (mặc dù tác giả cũng đã liên lạc đề nghị được sửa lại), tuy nhiên vì sự giống nhau quá lớn nên cũng không thể trở thành logo của Nhà hát Chèo Hà Nội được. Mặc dù không có logo nào đoạt giải trong đợt phát động này, tuy nhiên Nhà hát Chèo Hà Nội vô cùng cám ơn sự tham gia nhiệt tình của các tác giả đã đóng góp vào các mẫu thiết kế và cuộc thi đã trở nên một dự án phát triển có tính xã hội, qua đó có sự cọ sát, tìm hiểu thêm về quá trình thiết kế logo. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ lựa chọn một tác giả có sự làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp nhất, cách tư duy mạch lạc nhất, để cùng làm việc tiếp, phát triển thêm cho đến lúc ra được sản phẩm tốt nhất có thể sử dụng làm logo Nhà hát Chèo Hà Nội, và giải thưởng sẽ được trao trực tiếp cho tác giả đó. Một lần nữa xin chân thành cám ơn sự tham gia đóng góp của các tác giả. Chúc mạnh khoẻ và thành công. Trân trọng
* Bài liên quan: – 50.000.000 VND cho logo của Nhà hát Chèo Hà Nội Ý kiến - Thảo luận
8:55
Friday,24.5.2013
Đăng bởi:
bdesign
8:55
Friday,24.5.2013
Đăng bởi:
bdesign
Thế là đã được xem hết 55 cái logo dự thi. Số lượng 55 bài của khoảng trên 30 tác giả, chắc thế (vì có tác giả có nhiều bài thi), là quá ít với quy mô toàn quốc. Và chất lượng bài thi hoàn toàn đến 100% là nghiệp dư (dân tay ngang, sinh viên đồ họa thi để cọ xát, thử sức mình- mà sinh viên thì phần lớn là chưa thể có kinh nghiệm thiết kế tốt được). Vì thế đây là một cuộc thi thất bại. Và nhà hát chèo không thể trao giải cũng đúng thôi. Ai lại bỏ những 50 triệu ra cho một trong số cả đống logo mới chỉ đáng ở dạng phác thảo sơ bộ như thế, phần lớn còn không đáng gọi là logo?
8:02
Friday,24.5.2013
Đăng bởi:
Nguyễn Văn Sao
Thật đáng thất vọng cho sự không chuyên nghiệp của cuộc thi này.
...xem tiếp
8:02
Friday,24.5.2013
Đăng bởi:
Nguyễn Văn Sao
Thật đáng thất vọng cho sự không chuyên nghiệp của cuộc thi này.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Thế là đã được xem hết 55 cái logo dự thi. Số lượng 55 bài của khoảng trên 30 tác giả, chắc thế (vì có tác giả có nhiều bài thi), là quá ít với quy mô toàn quốc. Và chất lượng bài thi hoàn toàn đến 100% là nghiệp dư (dân tay ngang, sinh viên đồ họa thi để c
...xem tiếp