Thiết kế

Về logo số 1 đến số 5: Còn nhiều tính nghiệp dư 16. 05. 13 - 3:53 pm

bdesign

Trong số 5 mẫu này, thì mẫu số 1 là khá hơn cả, còn có thể tạm gọi là logo. Các mẫu còn lại đều thể hiện trình độ nghiệp dư của các tay ngang, chưa thể gọi chúng là logo được.

Nhưng tựu chung các logo đều được thiết kế rất cổ hủ, công thức, sáo mòn, luôn là cụm hình và dòng chữ nhà hát chèo phía dưới, vì nếu không có dòng chữ ấy, chẳng ai có thể nhận ra đây là logo của nhà hát chèo. Trong khi đó, một logo thành công thì phải chưa cần có dòng chữ nào, người ta đã nhận ngay ra đây là logo của nhà hát chèo Hà Nội, bằng chính ngôn ngữ tạo hình của cái hình logo, thế mới là thành công.

Logo số 1 có kết cấu chặt chẽ, chứng tỏ tác giả là dân trong nghề thiết kế và có dụng công suy nghĩ. Kết cấu bó gọn trong hình tròn có nhàm chán nhưng cũng không sao. Tuy vậy cụm hoa sen cách điệu có hình chưa đẹp, và hình người đang múa cũng tạo hình không đẹp, chưa đơn giản, vẫn còn ở tình trạng mô tả, mà chưa đủ sức khái quát thành một logo, tức là tối giản, dễ nhận biết và khác biệt.

Mặt khác, cũng chưa thấy tính chất địa phương là Hà Nội ở logo 1. Hoa sen thì ở đâu cũng có, còn người múa chèo thì có khi các tỉnh khác cũng có đoàn hát chèo. Vậy thì chất Hà Nội ở đâu? Màu sắc thì hơi cũ kỹ và buồn, trong khi hát chèo thì váy áo có rất nhiều màu có thể khai thác.

Logo số 2, số 3 và số 5 thì hoàn toàn nghiệp dư, chưa đáng gọi là logo; rối rắm lung tung không có tính toán cân nhắc, lại dùng chi tiết của một logo khác (logo Hà Nội) làm của mình, như thế là tối kỵ, phạm quy trong học thuật thiết kế, không được phép.

Logo số 2

Logo số 5 thì bê nguyên cái quạt tỉ mỉ chi tiết vào với ánh trăng dòng sông, trông sến và vớ vẩn:

.

Logo số 4 thì giống như một cái tem thư hơn là logo, cũng mắc bệnh quá chi tiết:

Tóm lại các logo này là chưa được cái nào. Không biết các logo tiếp theo có ra gì không, có cái nào xứng với giải 50 triệu không?

Còn nếu không có thì sao? Thì có khi nhà hát chèo Hà Nội phải tổ chức lại cuộc thi lần thứ 2, hoặc phải theo hướng đặt hàng thiết kế từ một công ty thiết kế chuyên nghiệp, kể cả là công ty thiết kế nước ngoài tại Viet Nam, và theo họ đến cùng để có được một vài phương án chuyên nghiệp khả dĩ để lựa chọn.

 

*

Bài liên quan:

– 50.000.000 VND cho logo của Nhà hát Chèo Hà Nội 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 1)

– Về logo số 1 đến số 5: Còn nhiều tính nghiệp dư

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 2)

– Chưa bàn đến đẹp hay xấu, trước tiên phải có những thứ này…

– Về logo số 6 đến số 10: Lại còn có vẻ tệ hơn, lười suy nghĩ hơn

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 3)

– Về bài thi logo số 14: Quá giống logo của Mandarin Oriental
 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 4: từ 16 đến 23)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 5: từ 24 đến 31)

– Sẽ không có giải cho cuộc thi logo?

– Nhà hát Chèo Hà Nội nên sòng phẳng

– Ai xui các vị viết cái thư dại dột ấy thế?
 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 6: từ 32 đến 39)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 7: từ 40 đến 47)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 8: từ 48 đến 55)

Ý kiến - Thảo luận

7:43 Friday,24.5.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Văn Sao

Mình cũng không phải là người hiểu biết nhiều về logo như các bạn ở trên đây nhưng dù sao mình vẫn muốn đóng góp một vài ý kiến như sau:


1. Về mặt lý thuyết, một logo tốt cần đạt được những điều gì thì có thể nhiều người đều biết nhưng quan trọng là khi thiết kế họ
...xem tiếp

7:43 Friday,24.5.2013 Đăng bởi:  Nguyễn Văn Sao

Mình cũng không phải là người hiểu biết nhiều về logo như các bạn ở trên đây nhưng dù sao mình vẫn muốn đóng góp một vài ý kiến như sau:


1. Về mặt lý thuyết, một logo tốt cần đạt được những điều gì thì có thể nhiều người đều biết nhưng quan trọng là khi thiết kế họ có ứng dụng được hay không. Logo tốt ừ thì phải đơn giản, ấn tượng, độc đáo, cô đọng, khoa học, ấn tượng...giả sử như Apple,  Coca Cola, Audi, Starbuck... chẳng hạn phải không nhỉ? Vâng, để được điều đó Apple, Starbuck đã trải qua lịch sử các logo như thế nào, thương hiệu Coca Cola có tuổi thọ bao nhiêu năm? Đừng so sánh các logo đã quá nổi tiếng với một logo chưa ra đời các bạn ạ, nhưng tiêu chí đơn giản, cô đọng, độc đáo... thì tất nhiên là cần phải hướng đến là điều không bàn cải.


2. Một logo mới tất nhiên là phải mới hoàn toàn, tuy nhiên nhiều logo nổi tiếng và đẹp trên thế giới vẫn có rất rất nhiều logo lấy một vài chi tiết của các logo khác có trước đó vì nó mang bản sắc văn hóa, đặc trưng của vùng miền, quốc gia và dân tộc đó. Ví dụ nhé hàng ngàn logo đẹp của Mỹ, Canada, Nhật Bản... bạn có thấy ngôi sao? lá phong? mặt trời đỏ?... Logo của các CLB bóng đá, bạn có thấy màu cờ Bavaria trong logo Beyern Munich, lá cờ xứ Basque trong logo Barcelona, biểu trưng Turin trong Juventus? quá nhiều nữa và chúng vẫn đang tồn tại, được công nhận và khen ngợi.


À, tôi phải có ý kiến với đoạn này nữa: " Đi xa hơn nữa về vấn đề thương hiệu, các logo của nước ngoài thậm chí không muốn bị ràng buộc vào một địa phương hay quốc gia nào, mà hướng ra tính toàn cầu, vì vậy tự trói mình vào một địa danh là không nên. Một logo nên phải là tự nó xây dựng nên thương hiệu và giá trị cốt lõi của mình, sao cho ở đâu trên thế giới nhìn thấy cũng nhớ đến ngay, chứ không phải dựa hơi ăn theo một địa danh nào. Đấy là giá trị cơ bản cốt lõi của một logo. "  

 
10:57 Saturday,18.5.2013 Đăng bởi:  phạm quang hiếu
Logo số 5. Hì hì...bạn nào thiết kế cái này chắc theo chủ nghĩa hồn nhiên cô tiên che quạt tắm tiên giữa thiên nhiên dưới ánh trăng huyền bên đồng lúa xiên xiên... (trêu tí đừng giận nhé :D)
...xem tiếp
10:57 Saturday,18.5.2013 Đăng bởi:  phạm quang hiếu
Logo số 5. Hì hì...bạn nào thiết kế cái này chắc theo chủ nghĩa hồn nhiên cô tiên che quạt tắm tiên giữa thiên nhiên dưới ánh trăng huyền bên đồng lúa xiên xiên... (trêu tí đừng giận nhé :D) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Về một cách nhìn nghệ thuật!

Một thành viên của Khoan Cắt Bê Tông

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả