Thiết kế

Về logo số 6 đến số 10: Lại còn có vẻ tệ hơn, lười suy nghĩ hơn 17. 05. 13 - 5:34 pm

bdesign

Vẫn còn là tác phẩm của các nhà thiết kế nghệp dư, từ cái số 1 hôm qua đến cái số 10 hôm nay, chưa thấy cái nào khá hơn. Từ cái số 6 đến cái số 10 hôm nay lại còn có vẻ tệ hơn. Không hiểu các nhà thiết kế chuyên nghiệp đi đâu sao không thi mà để cho toàn tay ngang thi thế này? Nếu đến cái thứ 11 trở đi mà vẫn thế này thì thôi chán không bình luận nữa, chẳng có gì thú vị, gọi là sáng tạo ở đây cả.

Vẫn là các suy nghĩ cổ hủ cũ kỹ không ra khỏi lối mòn. Tại sao chèo lại cứ phải là cái quạt, mà lại bê nguyên cái quạt y như thật, không khái quát cách điệu gì cả? Tại sao nhà hát chèo thì cứ phải có cái nhà với hai cánh màn, thế nhỡ biểu diễn nhạc thính phòng hay kịch nói thì sao? Tại sao cứ Hà Nội thì phải cố nhét vào cái logo Hà Nội?

Mẫu số 6 lại cái quạt với logo Hà Nội, thậm chí lại còn bóp méo và sửa của người ta, thêm hai cái khoét lõm hai bên chữ H không biết để làm gì? Nhìn xa trông như cái quạt để dưới chân cái thang. Nếu bỏ một trong hai thứ đi, có lẽ trông còn dễ nhìn hơn, ví dụ để mỗi cái quạt, hay để mỗi cái thang. Dù không hiểu là cái gì, logo quảng cáo cho bán quạt hay bán thang, thì về mặt thẩm mỹ, nó cũng còn chặt chẽ và đẹp mắt hơn.

Logo mẫu số 6

Mẫu số 7 lại có chim phượng hoàng. Việc này không liên quan gì đến chèo. Phượng hoàng là một loài chim của Tây, có tích truyện bên Tây (phượng hoàng tự đốt cháy để tái sinh từ tro tàn) chứ không phải của Việt Nam. Dùng tích Tây nói chuyện ta, lại là văn hóa dân tộc là không ổn. Có lẽ trong điển tích chèo không có chim phượng hoàng. Mà dù là có, thì chắc cũng không đặc trưng. Nghĩ đến chèo là nhớ đến Tấm Cám, Thị Mầu, các vai mõ vai hề, chứ không thể nghĩ đến phượng hoàng.

Logo mẫu số 7

Mẫu số 8 lại cái nhà với ngôi sao, làm tôi liên tưởng đến UBND phường hay quận đội huyện đội, về bên quốc phòng:

Logo mẫu số 8

Mẫu số 9 trông như cái quốc huy hay logo của riêng Văn Miếu, cái này mà in vào vé bán vào cổng Văn Miếu có lẽ hợp hơn cả. Chỉ có một chi tiết tôi cho là khác biệt so với tất cả các logo còn lại, đó là cái vành khăn. Cái này gợi nhớ về chèo và văn hóa Bắc Bộ. Giá tác giả chỉ dùng mỗi cái chi tiết này, có lẽ còn tốt hơn.

Logo mẫu số 9

Mẫu số 10 lại là cái quạt và Văn Miếu. Thôi chán không bàn nữa. Các tác giả này không biết có quen nhau không mà tư duy giống nhau quá, cứ quạt với lại Văn Miếu, Ngôi nhà, logo Hà Nội.

Logo mẫu số 10

Gợi ý: Trong chèo có rất nhiều thứ có thể dùng: vành khăn như tác giả số 9, yếm đào, nón thúng quai thao, yếm đào yếm thắm, các dải lụa nhiều màu để thắt yếm, môi trầu cắn chỉ, mắt lúng liếng, cột đình, mái đình, gạch lát sân đình, cây đa cây gạo, rơm rạ, gốc mít bụi chuối, dụng cụ đàn gì đó của chèo, trống chầu, hoa văn dân tộc, ngón tay thon dài đang múa. Tại sao cứ phải là quạt? Và tại sao không đơn giản hóa ví dụ cái quạt thành một vành khuyên với vài ba cái nan tượng trưng, mà cứ phải nguyên cái quạt? Và Hà Nội thì có hàng tỷ thứ để nói về, tại sao cứ phải là Văn Miếu? Và tại sao Nhà hát Chèo thì cứ phải có cái ngôi nhà? Không có cái hình nhà có được không? Lười biếng suy nghĩ quá, mà mong ăn giải 50 triệu thì đâu có dễ thế?

 

*

Bài liên quan:

– 50.000.000 VND cho logo của Nhà hát Chèo Hà Nội 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 1)

– Về logo số 1 đến số 5: Còn nhiều tính nghiệp dư

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 2)

– Chưa bàn đến đẹp hay xấu, trước tiên phải có những thứ này…

– Về logo số 6 đến số 10: Lại còn có vẻ tệ hơn, lười suy nghĩ hơn

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 3)

– Về bài thi logo số 14: Quá giống logo của Mandarin Oriental
 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 4: từ 16 đến 23)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 5: từ 24 đến 31)

– Sẽ không có giải cho cuộc thi logo?

– Nhà hát Chèo Hà Nội nên sòng phẳng

– Ai xui các vị viết cái thư dại dột ấy thế?
 
– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 6: từ 32 đến 39)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 7: từ 40 đến 47)

– Bài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 8: từ 48 đến 55)

Ý kiến - Thảo luận

11:56 Saturday,18.5.2013 Đăng bởi:  phạm quang hiếu
Đúng là tích tái sinh từ tro tàn thì từ phương tây thật, nhưng hình ảnh Phượng hoàng có nhiều trong kiến trúc, điêu khắc và văn học cổ Việt Nam đấy chứ nhỉ?
Logo số 7 khá thanh thoát, chỉ có điều bị tranh chấp giữa hình và chữ. Nếu được xử lý lại mảng chữ (nhỏ hoặc m
...xem tiếp
11:56 Saturday,18.5.2013 Đăng bởi:  phạm quang hiếu
Đúng là tích tái sinh từ tro tàn thì từ phương tây thật, nhưng hình ảnh Phượng hoàng có nhiều trong kiến trúc, điêu khắc và văn học cổ Việt Nam đấy chứ nhỉ?
Logo số 7 khá thanh thoát, chỉ có điều bị tranh chấp giữa hình và chữ. Nếu được xử lý lại mảng chữ (nhỏ hoặc mờ hơn hoặc chuyển vị trí khác...) thì cũng ổn. Còn thì cũng không nhất thiết cứ phải lôi mấy cái vật dụng đặc trưng của Chèo hay biểu tượng Hà Nội ra làm gì, chúng đã được cụ thể hóa bằng chữ, vậy là được. Ấn tượng, độc đáo, dễ nhớ là ok. :D 
8:12 Saturday,18.5.2013 Đăng bởi:  Phạm Hưng Long

Anh Nguyễn ơi, đúng là hình này dễ làm người ta nghĩ tới cả con công lẫn con phượng hoàng. Tuy nhiên bạn chú ý:
- Biểu tượng của công thường là cái gì đó khoa trương, sặc sỡ.
- Biểu tượng công thường có các chi tiết để bộc lộ tính nhiều màu sắc. Xoắn c&aacut
...xem tiếp

8:12 Saturday,18.5.2013 Đăng bởi:  Phạm Hưng Long

Anh Nguyễn ơi, đúng là hình này dễ làm người ta nghĩ tới cả con công lẫn con phượng hoàng. Tuy nhiên bạn chú ý:
- Biểu tượng của công thường là cái gì đó khoa trương, sặc sỡ.
- Biểu tượng công thường có các chi tiết để bộc lộ tính nhiều màu sắc. Xoắn cách điệu là những trôn ốc. Tư thế đặc trưng nhất là lúc múa xòe đuôi (của công đực). Ngù lông trên đầu dựng thẳng, đều đặn.

Ngược lại, biểu tượng Phượng Hoàng hoặc là biểu thị cho sự quật cường (từ tro tàn lên), hoặc là điềm tĩnh (đợi hóa thân). Cho nên:
- Biểu tượng của phượng hoàng thường là các sắc đỏ
- Tư thế hoặc là giang cánh bay lên, hoặc đậu xếp đuôi (cái này rất hay lẫn với công)
- Nhưng trên đầu thì ngù lông cong vểnh, tức là vẫn rất... oai.

Trong logo dự thi số 7, mình thấy thiên về phượng hoàng chứ không phải công. Có thể bạn thí sinh cũng chưa nắm hết những đặc điểm trên nên khi vẽ công lại ra phượng!

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Phê bình: siêu nghệ thuật?

John Ryan Recabar – Hồ Như Mai dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả