|
|
|
|||||||||||||
Thiết kếBài thi logo cho Nhà hát chèo Hà Nội (phần 2: từ 6 đến 10) 17. 05. 13 - 6:31 amCác bạn thân mến, Sau đợt phát động thi sáng tác logo cho Nhà hát Chèo Hà Nội, đến nay các bài dự thi đã được gửi về. Ban Tổ Chức xin giới thiệu với các bạn các mẫu dự thi. Lời diễn giải về logo là do các tác giả tự viết. Hiện các mẫu dự thi chỉ để mã số, chưa để tên thật, để mọi người không bị “phân tâm”. Mời các bạn cùng đóng góp, thảo luận, sao cho Nhà hát Chèo Hà Nội sớm có một logo ưng ý nhất. Vì bài thi nhiều, chúng tôi xin phép được đưa thành nhiều kỳ. (Tiếp theo phần 1) * Mẫu dự thi số 6
Về hình tượng Hình ảnh mái ngói Khuê Văn Các có nét mặt cười, khóc một cách đơn giản, thể hiện được nét đặc trưng riêng của Hà Nội. Phía dưới là hình ảnh chiếc quạt với những họa tiết đặc trưng cho loại hình nghệ thuật Chèo. Cuối cùng là tên Nhà hát Chèo Hà Nội với font chữ đơn giản, rõ ràng góp phần làm rõ hình tượng và ấn định niềm tự hào. Bố cục logo là sự liên kết chặt chẽ các hình tượng vừa thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết, và thể hiện được bản sắc nghệ thuật Chèo Hà Nội. Về màu sắc Màu đỏ thể hiện niềm đam mê, cảm xúc, tình yêu, sự mãnh liệt, nhiệt huyết của loại hình nghệ thuật Chèo. Màu tím thể hiện sự thủy chung, huyền bí và sáng tạo. Màu vàng ấm áp, đem lại cảm giác hưởng thụ hạnh phúc, làm tăng sự thích thú đối với loại hình nghệ thuật này. * Mẫu dự thi số 7 Ý nghĩa hình ảnh Logo được lấy ý tưởng từ hình tượng chim phượng hoàng thần thoại. Nghệ sĩ chèo cũng giống như dáng chim phượng hoàng, uyển chuyển, duyên dáng và đẹp vô cùng trong từng chuyển động sân khấu. Phượng hoàng là loài chim ngự trị trên tất cả các loài chim khác, tựa như nghệ thuật chèo là loại hình nghệ thuật tiêu biểu cho nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam. Phượng hoàng là loài chim bất diệt, tự tiêu hủy mình ra không để được tái sinh từ biển lửa và sống dậy từ nắm tro tàn, giống như quá trình phát triển của nghệ thuật chèo nói chung, của nhà hát chèo Hà Nội nói riêng, phải luôn luôn hoàn thiện, “tái sinh”, làm mới để duy trì và gìn giữ nét đẹp truyền thống này giữa muôn vàn sự hội nhập của các hình thức nghệ thuật tân thời, để nét văn hóa này thành bất tử trong đời sống tinh thần người Việt, như sự bất tử của chim phượng hoàng. Ý nghĩa màu sắc Gam màu đỏ để biểu đạt sự quan trọng của loại hình nghệ thuật chèo, là huyết mạch của loại hình nghệ thuật truyền thống, gam màu đỏ còn là sự nhiệt huyết của đội ngũ nghệ sĩ yêu nghề tại nhà hát chèo Hà Nội, hơn hết, màu đỏ là màu của thủ đô Hà Nội, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Việt Nam. * Mẫu dự thi số 8
Logo là hình ảnh nhà hát chèo Hà Nội đang mở cửa nhìn về phía khán giả xem các “ngôi sao” biểu diễn nghệ thuật tinh thần (gần gũi với tâm linh) nên nhà hát có mái cong như chùa, chiền… Điều lưu ý trong logo là sự mở màn được vẽ như đầu người đội nón quai thao… đang đối đáp trong Chèo. Bên cạnh đó, logo thể hiện hai cây tre xanh Việt Nam (“Tre xanh, xanh tự bao giờ! Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”…. “Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!”… Tre giữ nước, giữ làng góp phần cho Thánh Gióng). Tre còn dùng làm nhạc cụ, quạt, gậy chống trong biểu diễn chèo. Tất cả nói lên tinh hoa văn hóa rất Việt Nam gắn liền với sự phát triển và giữ gìn nét đẹp nghệ thuật Chèo Việt Nam (như tre mãi muôn đời xanh tươi vậy!). * Mẫu dự thi số 9
Tác phẩm được thiết kế dựa trên 3 ý tưởng chính: người vũ ca sáng lập ra nghệ thuật chèo, Hà Nội và ý nghĩa văn hoa truyền thống của nghệ thuật hát chèo. Hình ảnh người con gái với khăn đóng e ấp phía sau chiếc nón lá đặc trưng trong nghệ thuật chèo vừa thể hiện sự tôn vinh với người sáng lập ra nghệ thuật chèo là bà Phạm Thị Trân – người vũ ca tài ba thời nhà Đinh thế kỷ 10 đồng thể hiện một phần hình ảnh đặc trưng của người diễn viên chèo. Ngoài ra các hình tượng về dải lụa và quạt nan cũng được điểm xuyết thể hiện những đặc trưng về đạo cụ trên sân khấu chèo. Ngoài ra hình ảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám được đặt ở chính giữa thể hiện điểm đặc trưng và niềm tự hào về thủ đô Hà Nội của Nhà hát chèo Hà Nội. Màu sắc được sử dụng được lấy cảm hứng từ máu sắc của cánh hoa sen, loài hoa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Font chữ sử dụng font có chân vừa thanh mảnh nhưng chắc chắn, thể hiện sự uyển chuyển, luyến láy của câu hát chèo. * Mẫu dự thi số 10
Về hình tượng Hình ảnh chiếc quạt được cách điệu đơn giản với những họa tiết đặc trưng cho loại hình nghệ thuật Chèo. Bên cạnh là hình ảnh Khuê Văn Các uy nghiêm, cô đọng thể hiện được nét đặc trưng riêng của Hà Nội. Phía dưới là tên Nhà hát Chèo Hà Nội với font chữ đơn giản, rõ ràng góp phần làm rõ hình tượng và ấn định niềm tự hào. Bố cục logo là sự liên kết chặt chẽ các hình tượng vừa thẩm mỹ, dễ nhớ, dễ nhận biết, và thể hiện được bản sắc nghệ thuật Chèo Hà Nội. Về màu sắc Màu tím thể hiện sự thủy chung, huyền bí và sáng tạo. Màu vàng ấm áp, đem lại cảm giác hạnh phúc, làm tăng sự thích thú đối với người xem. Màu đỏ chủ đạo thể hiện niềm đam mê, cảm xúc, tình yêu, sự mãnh liệt, nhiệt huyết của loại hình nghệ thuật Chèo. Tổng hòa các yếu tố trên tạo nên logo Nhà hát chèo Hà Nội mang đậm tính nhân văn sâu sắc.
* Bài liên quan: – 50.000.000 VND cho logo của Nhà hát Chèo Hà Nội
Ý kiến - Thảo luận
12:28
Sunday,19.5.2013
Đăng bởi:
art c.
12:28
Sunday,19.5.2013
Đăng bởi:
art c.
Câu nói của Bdesign:
11:30
Saturday,18.5.2013
Đăng bởi:
Còi
Lại thích cái Phượng Hoàng nhưng lại thấy không hợp với chèo... :( ...xem tiếp
11:30
Saturday,18.5.2013
Đăng bởi:
Còi
Lại thích cái Phượng Hoàng nhưng lại thấy không hợp với chèo... :(
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Câu nói của Bdesign:
''...Quạt có khi lại là con ngựa hay cái roi hay cái gì đó nữa. Cho nên mô tả sự biến hóa của cây quạt, là một phát hiện rất thú vị. Hoan hô bạn Tùng. Còn nếu tình trạng các logo tiếp theo vẫn cứ na ná như 10 cái kia, mà vẫn trao giải
...xem tiếp