Soi học

Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà 26. 11. 11 - 11:29 pm

Pha Lê

 

Hình vẽ Hestia trên một chiếc bình cổ (hiện nằm tại Bảo tàng Nazionale Tarquiniese), có niên đại khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Biểu tượng của Hestia là khăn voan, ngọn lửa, ấm nước, vạc nấu bếp, đuốc, nến, cây chổi, con heo, và con lừa (nói chung những vật gia dụng, gần gũi với cuộc sống).

 

Trong số các thần của đỉnh Olympia thì Hestia (tên tiếng La Mã: Vesta) là nữ thần ít tích và ít truyện giật gân để kể nhất, vì bà rất… đoan chính, chỉ luẩn quẩn ở trong nhà, lại thương dân; nhìn chung thì tốt cho mọi người, trừ các… nhà thơ thích kể tích ăn chơi, chém giết, hiếp dâm.

Trước tiên, hãy giải quyết phần lý lịch.

Theo Hesiod, Apollodorus, và Ovid, Hesita là con cả của Cronus (người bị cắt của quý) và Rhea, lúc mới sinh thì bị Cronus nuốt, rồi sau đó oẹ ra nên bà trở thành con út. Bà là thần của gia đình, hay nói đúng hơn là hiện thân của ngọn lửa bếp trong mỗi gia đình sống ở thời Hy Lạp cổ (một dạng bà táo). Vì bếp lửa là trung tâm của cuộc sống gia đình, Hestia còn là thần bảo vệ nhà cửa và của việc xây tồ ấm. Hestia còn canh giữ lửa sưởi tại các đền thờ, lễ tế, các tòa thị chính của thành phố. Hestia cũng là thần trinh nữ và bảo vệ các thành viên trong gia đình khỏi vận xấu, tai ương. Trái với những trinh nữ nửa mùa đáng nghi ngờ như Artemis hay Athena (lâu lâu lòi ra tích có bồ, mê gái, hay có con với ai đó), Hestia là trinh nữ “xịn”, chưa bao giờ ăn nằm với đàn ông (hoặc đàn bà).

Tác phẩm “Hestia”, Lord Leighton, thế kỷ 19. Hestia đoan chính nên quấn khăn kín mít, nhưng lý do gì Leighton lại vẽ mắt bà này trợn trừng thế kia? Trông cứ như là Hestia thấy được cảnh UFO xuất hiện nên phải căng mắt nhìn.


Bức “Hestia”, Sebastiano Ricci, 1723. Ricci vẽ cảnh nữ thần Hestia (đang choàng khăn) đứng bảo vệ ngọn lửa tế trong một lễ hội. Người dân thì tụ tập lại để dâng đồ cúng, đồ tế; từ trái câu hoa quả (đặt trên mâm bên trái) đến súc vật (chàng trai ôm con cừu bên góc trái). Các bà mẹ cũng đem con cái đến lạy Hestia để cầu yên ấm, hạnh phúc.

 

Tích về cái “tình trạng” trinh nữ của Hestia cũng dính sự cãi vã của đám đàn ông. Hai vị thần ApolloPoseidon ngỏ ý muốn cưới Hestia làm vợ, nhưng không ai chịu nhường ai, tình hình căng thẳng đến nỗi có thể dẫn tới việc hai vị nam thần này cầm quân chém nhau vỡ đầu. Zeus, như thường lệ, không dám theo phe nào. Thế nên Hestia cứu nguy bằng cách thề rằng mình sẽ làm trinh nữ đến suốt đời, cho hai ông Apollo và Poseidon thôi cãi nhau. Zeus rất biết ơn Hestia, nên yêu cầu rằng bà sẽ được hưởng con vật (hoặc người) đầu tiên bị giết trong mỗi lễ tế. Úi cha, “thương dân” kiểu gì lạ vậy? Nhưng đối với người Hy Lạp thời đó, được mang ra làm vật tế thần là một vinh dự lớn. Bây giờ chẳng ai nghĩ như vậy nữa nên nghe hơi kỳ.

Hestia cũng không thích giành giật, khi thần rượu Dionysus chào đời và đỉnh Olympia bị thiếu chỗ (chỉ có 12 ghế), Hestia tự động nhường vị trí cho Dionysus, vui vẻ xuống trần thế để quanh quẩn trong nhà dân, bảo vệ bếp lửa cho từng người.

Tới thời La Mã thì những “trinh nữ Vesta” (nữ tu sống trong đền của Hestia) rất được coi trọng. Nghe nói tên tử tù nào may mắn đụng phải một nữ tu Vesta trên đường áp giải ra giá treo cổ sẽ được miễn tội chết.

Nhưng khổ nỗi, do “đoan chính” như vậy nên không riêng gì các nhà thơ, mà các họa sĩ cũng ít khi lôi Hestia ra làm đề tài. Nói cho cùng, họa sĩ nào cũng phải kiếm tiền, vẽ theo đơn đặt hàng, mà các đơn này thì thích ngắm Venus cởi truồng, các nàng tiên ôm nhau, hay Zeus hiếp dâm hơn là ngắm một… trinh nữ. Nếu muốn treo hình vẽ ai đó trong nhà để răn đe con gái giữ gìn tư cách thì đã có tranh đức mẹ đồng trinh rồi, vẽ Hestia đâm lại thừa. Nhà giàu thời đó không hứng thú với Hestia lắm, nên các họa sĩ cũng ít vẽ vì sợ không ai mua. Phần tranh vẽ về Hestia có phần thiếu thốn, bạn nào có thêm hình, xin bổ sung cho SOI.

Tượng Hestia, năm 490 sau Công Nguyên, hiện nằm tại bảo tàng Torlonia ở Ý. Đây là bản La Mã copy lại từ bản gốc (thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên). Tượng cao 1.93 mét, được tạc từ đá hoa cương, còn bản gốc thì chắc chắn sẽ bằng đồng.


Cũng tượng Hestia, hiện nằm tại Bảo tàng Hermitage ở Nga. Không rõ năm, nhưng chắc chắn cũng lại bản La Mã copy, tạc từ đá hoa cương. Bản gốc Hy Lạp toàn làm bằng đồng, mà đồng thì hồi đấy là nguyên liệu quý, nên lúc loạn lạc chúng bị lấy đem ra nấu chảy để đúc thành vũ khí hoặc thành gì đấy thì chỉ có trời biết.


Tác phẩm “Cuộc sống lứa đôi”, Alessandro Varotari, thế kỷ 17. Theo chú thích thì Alessandro vẽ Hestia, Venus, Mars, Cupid, và Hymen. Ý tưởng thì hiểu, trong nhà thì vợ chồng là Mars, Venus (thần chiến tranh và thần tình yêu, xem như vừa yêu vừa uýnh nhau); Hestia giữ gìn hạnh phúc, Hymen (dịch sát nghĩa thì sẽ là thần… màng trinh) giữ trinh tiết chăng? Lấy nhau rồi mà còn trinh gì? Cupid làm biểu tượng cho con cái. Nhưng 3 nữ thần mà sao trong tranh chỉ có 2? Có thể Hestia đang cầm bình nước, còn Venus thì ngồi cạnh Cupid, vậy Hymen nằm đâu ta? Theo thông tin bạn Hieniemic cung cấp thì Hymen làm nam thần. Nhưng nếu vậy thì vẫn không biết rằng chàng này nằm ở đâu trong tranh?


Chân dung một phụ nữ giả làm Hestia, do Angelica Kauffman vẽ, 1780. Các nhà giàu thường thích đóng vai thần thánh trong tích Hy Lạp cổ rồi nhờ họa sĩ vẽ chân dung. Đa số thích làm Venus, Artemis, Athena, nhưng cũng có người cải trang thành Hestia. Tác phẩm hiện nằm tại Gemaldegaleria, Đức

 

 

*

Bài liên quan:

– Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
– Bài học Chủ nhật: Zeus và cây phả hệ rối ren

– Bài học Chủ nhật: ZEUS – Kẻ cưỡng bức dưới lốt thiên nga và đại bàng

– Bài học Chủ nhật: Hylas – Người tình của Herakles hay của đám tiên sông?

– Bài học Chủ nhật: Venus – một người yêu tốt và một bà vợ tồi (phần 1)

– Bài học Chủ nhật: Vụ đánh ghen của ông chồng Venus

– Bài học Chủ nhật: Ares (Mars) – vị thần không mấy ai thờ

– Bài học Chủ nhật: Hephaestos – Nạn nhân của Zeus hay của Hera?

– Bài học Chủ nhật: Hera: Có phải là Hoạn Thư của tích Hy Lạp cổ?

– Bài học thứ Tư: Cuộc thi hoa hậu đầu tiên và sự nhanh trí của thần Zeus

– Bài học thứ Tư: Paris chấm thi, hay vụ mua giải lớn nhất thế gian

– Bài học Chủ nhật: Athena thông minh nhờ chui từ đầu cha ra?

– Bài học Chủ nhật: Athena đọ sức Poseidon – Khi biển cả thua cây ô-liu

– Bài học thứ Tư: Râu ria quanh thành Troy – trước khi đánh nhau vỡ đầu

– Bài học Chủ nhật: Helen – Thảm họa chân dài

– Bài học thứ Tư: Gót chân Achilles hay sai lầm của một bà mẹ đoảng

– Bài học Chủ nhật: Poseidon – Nổi tiếng vì có vợ đẹp

– Bài học thứ Tư: Odysseus giả điên, Achilles giả gái

– Bài học Chủ nhật: Mars, Phryne, và vụ cởi truồng trước tòa án

– Bài học thứ Tư: Achilles rút lui hay anh hùng (thì luôn) giận nhau vì gái

– Bài học Chủ nhật: Iphigenia: Một vụ tế (hụt?) dẫn tới nhiều vụ giết người

– Bài học thứ Tư: Achilles ra trận – Khi con quyết đánh nhau thì mẹ phải làm gì?

– Bài học Chủ nhật: Artemis: Trinh nữ hay cũng mê gái giống bố?

– Bài học thứ Tư: Khi Achilles yêu quá hóa ác

– Bài học Chủ nhật: Artemis – Giới tính gì thì cũng gây nhiều đau khổ

– Bài học thứ Tư: Vua Priam xin xác con như thế nào?

– Bài học Chủ nhật: Apollo – Thần của lắm thứ, kể cả bệnh đau tim

– Bài học Chủ nhật: Vòng nguyệt quế của Apollo – Tại ghét đàn ông hay tại “thằng” Cupid?
– Bài học Chủ nhật: Chín nàng thơ – Biểu tượng của văn minh, nghệ thuật, nhưng hay bị vẽ sai

– Bài học Chủ nhật: Hestia – Trinh nữ xịn thì hay ở trong nhà

– Bài học Chủ nhật: Ariadne – Vớ được chồng tốt nhờ bị bồ bỏ

– Bài học Chủ nhật: Dionysus – Bợm nhậu chính hiệu

– Bài học Chủ nhật: Hades – Cai quản địa ngục, nhưng quậy phá mặt đất

– Bài học Chủ nhật: Demeter cứu con gái khỏi địa ngục – hay sự tích xuân hạ thu đông

– Bài học thứ Tư: Đám con lai các thần giết nhau, để cậu con nhà trần kết thúc

– Bài học thứ Tư: Odysseus – Kẻ có lắm mẹo vặt chết người

– Bài học Chủ nhật: Orpheus – chết vì đa nghi

– Bài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – Thần tình yêu thua chân dài (kỳ 1)

 

Ý kiến - Thảo luận

10:11 Thursday,28.4.2016 Đăng bởi:  Trắng
Nghe nói nữ thần Hestia bảo hộ cho xứ gì nữa mà, nữ thần còn sở hữu dòng sông Hia trên Olympus nữa. Chị Pha Lê cho thông tin về cái này được không ạ ?
...xem tiếp
10:11 Thursday,28.4.2016 Đăng bởi:  Trắng
Nghe nói nữ thần Hestia bảo hộ cho xứ gì nữa mà, nữ thần còn sở hữu dòng sông Hia trên Olympus nữa. Chị Pha Lê cho thông tin về cái này được không ạ ? 
11:16 Saturday,23.8.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Hạnh Quyên
Nghe xong mình muốn làm trinh nữ như thần Hestia này quá ! Chả bị đàn ông cưỡng hiếp bao giờ, ngay cả thần Zeus.
À mà khoan đã, sao Soi lại nói sau khi thần Cronus nôn ra hết 5 anh em của thần Zeus thì thần Hestia thành con út ? Chuyện thần Rhea sinh ra Hestia đầu tiên thì liên quan quái gì đến chuyện thần Cronus nôn ra Hestia cuối cùng ? Thần Cronus có sinh con đâu ? Ông ấy chỉ nôn
...xem tiếp
11:16 Saturday,23.8.2014 Đăng bởi:  Nguyễn Hạnh Quyên
Nghe xong mình muốn làm trinh nữ như thần Hestia này quá ! Chả bị đàn ông cưỡng hiếp bao giờ, ngay cả thần Zeus.
À mà khoan đã, sao Soi lại nói sau khi thần Cronus nôn ra hết 5 anh em của thần Zeus thì thần Hestia thành con út ? Chuyện thần Rhea sinh ra Hestia đầu tiên thì liên quan quái gì đến chuyện thần Cronus nôn ra Hestia cuối cùng ? Thần Cronus có sinh con đâu ? Ông ấy chỉ nôn con ra thôi. Cho nên thần Hestia vẫn là con cả chứ ! 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Gia Phả: Sự hòa thuận phô diễn

Mai Chi (từ Hanoi Grapevine) - Ảnh: Larissa Gehrke

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả