|
|
|
|||||||||||||
Soi họcBài học Chủ nhật: Orpheus – chết vì đa nghi 01. 01. 12 - 6:48 amPha Lê
Sau loạt bài về ông Diêm Vương Hades, âm phủ nghe giống như một chốn có đi mà không có về, chẳng ma nào dám bén mảng tới. Nhưng cũng có vài người mò xuống âm phủ thành công, một trong số ấy là chàng nghệ sĩ Orpheus. Theo Apollodorus, Pindar, và Plato, thì bố của Orpheus là Oeagrus – vua xứ Trace, và nàng thơ Calliope. Vì Orpheus có gien của mẹ, chàng là một nghệ sĩ tài năng xuất chúng. Các nhà thơ như Pindar, Ibycus, Ovid, Virgil v.v… gán cho Orpheus biệt danh “Orpheus vĩ đại”, hay “Cha đẻ của các bài hát”. Nghe nói, khi Orpheus đàn, chim muông bay tới nghe, hổ, báo, sư tử chạy lại gần để thưởng thức, thậm chí đá cũng phải lăn tới chỗ chàng ngồi, cây cối phải nhích rễ lại gần chàng hơn.
Vì tài năng như vậy nên Orpheus được rất nhiều người mê, nhưng chàng chỉ mê mỗi một cô, tên Eurydice. Eurydice là tiên nữ, rất đẹp, cũng yêu Orpheus đắm đuối; và cả hai cùng nhau tổ chức đám cưới.
Như bao tích khác, nếu chỉ yêu nhau rồi cưới nhau vậy thì sẽ không giật gân. Vui vẻ với nhau chẳng được bao lâu thì Eurydice chết. Một số nhà thơ xưa không nói rõ là vì sao chết; những nhà thơ thuộc thế hệ sau thì có thêm mắm dặm muối cho cái chết của cô này. Ovid phán Eurydice bị rắn độc cắn chết lúc nhảy múa; Virgil thì nói một vị thần tên Aristaeus mê Eurydice nên tính hãm hiếp cô (Aristaeus là thần của ngành nông nghiệp nhẹ, dạy dân làm pho mát, trồng cây ăn trái, nuôi ong lấy mật v.v…). Thấy Aristaeus tính giở trò với mình nên Eurydice vắt chân lên cổ chạy trốn, nhưng do tinh thần bấn loạn mà Eurydice không để ý, dẫm phải một con rắn và nó cắn cô chết. Các nhà thơ khác như Diodorus hay Pausanias thì nói một dâm thần (Satyr) rượt Eurydice chạy chứ không phải Aristaeus, và cô cũng chết do bị rắn độc cắn.
Vợ yêu chết, Orpheus buồn lắm, kêu gào thảm thiết. Chàng muốn cứu sống vợ, nhưng Eurydice đã trở thành một bóng ma dưới âm phủ, muốn cứu thì chàng phải mò xuống dưới đó đem hồn nàng về; có điều âm phủ chẳng phải nơi ai cũng có thể bén mảng tới, vào đã khó, ra lại càng khó hơn. Nhưng chàng nghệ sĩ Orpheus không biết sợ, cứ thế cầm đàn xộc thẳng xuống vương quốc của Hades. Người trần mà làm vậy thì chết chắc, nhưng tài đàn hát của Orpheus khiến các quái vật địa ngục phải rơi lệ, cảm động giúp anh tới gặp Diêm Vương. Ngay cả con chó ba đầu Cerberus, nổi tiếng dữ dằn, nhưng cũng phải nhường lối cho anh bước qua cái cổng địa ngục mà nó canh gác, vì tiếng đàn của anh quá hay. Gặp Hades và Persephone đang ngồi trên ngai, Orpheus gảy một giai điệu buồn và hát về tình yêu của anh dành cho Eurydice. Bài hát quá xúc động, làm tan chảy cả trái tim lạnh băng của Hades, ông khóc thương cho chuyện tình của Orpheus và quyết định trả Eurydice về cho anh.
Sau khi giao linh hồn của Eurydice cho anh, Hades chỉ Orpheus lối ra khỏi địa ngục và dặn rằng: dù thế nào thì cũng phải ra khỏi đây mới được ngoái lại nhìn Eurydice, nếu nhìn trước thì nàng sẽ biến mất và quay về âm phủ vĩnh viễn. Orpheus đồng ý, và bắt đầu trở về mặt đất. Khổ một nỗi, Eurydice vẫn chỉ là một bóng ma, nên bước chân của nàng không phát thành tiếng; Orpheus đi mãi, đi mãi, nhưng không nghe thấy tiếng chân của nàng theo sau; anh nghệ sĩ này rất lo lắng, nghĩ rằng Hades chơi xỏ mình. Lúc vừa sắp bước ra khỏi địa ngục, chàng mất niềm tin vào Hades và ngoái lại nhìn, thế là linh hồn của Eurydice bị cuốn xuống âm phủ vĩnh viễn.
Kết cục thế nào? Mất vợ tới hai lần, Orpheus đau khổ quá, chẳng thiết sống nữa. Có bản nói anh gảy một khúc nhạc thểu não, cầu cho được chết, thế là muông thú nhào vô xé xác anh ra, vừa xé vừa khóc rên rỉ; có bản nói anh bị quẫn trí, nên bắt đầu hành hạ, ngược đãi các phụ nữ vùng Thrace, thế là họ chịu không nổi, cùng nhau xé xác anh ra thành từng mảnh; rồi có bản nói anh chán nản, không để ý để tứ nên phạm thượng với thần rượu Dionysus, nên bị đám thuộc hạ Maenads của ông này băm vằm; bản cuối cùng phán rằng Orpheus tức các vị thần quá, kể hết các bí mật của họ cho người trần nghe, thế là Zeus dùng sấm sét đánh anh chết; nói chung là xác của Orpheus trong bản nào cũng bị bằm thành mấy mảnh.
Kết cục bi thảm cho một nghệ sĩ tài năng, giá chàng tin tưởng người khác thì đâu đến nỗi bị như vậy; chàng cũng nên tin vào chính mình hơn nữa, đàn hát hay thế kia thì thế nào cũng sẽ cảm hóa được Hades, tại sao phải nghi ngờ ông này chơi xỏ mình, trong khi bản thân lại tài năng như thế?
* Bài liên quan: – Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
Ý kiến - Thảo luận
21:07
Saturday,5.7.2014
Đăng bởi:
Nguyễn Hạnh Quyên
21:07
Saturday,5.7.2014
Đăng bởi:
Nguyễn Hạnh Quyên
Orpheus chết vì bị đám đàn bà say rượu oánh cho một trận rồi quẳng xuống sông đấy. Nhưng chàng ta chết rồi mà tiếng đàn vẫn vang lên tận đáy sông. Chàng Orpheus nhớ vợ quá nên từ chối tất cả những lời cầu hôn của các tiên nữ và những người phụ nữ phầm trần khác. Chính vì thế mà họ tưởng rằng chàng ta căm ghét đàn bà nên đánh chết đấy ! Vì xưa nay có mấy đàn ông ghét đàn bà đâu ?
20:02
Friday,22.3.2013
Đăng bởi:
dilettant
Vâng nhiều tranh đẹp thật, và không nhất thiết phải mượn "xiêm y trễ tràng" để kều thêm điểm. "Đoạn quay lại thì mất mát" gợi Kinh Thánh, nói về sự tận diệt thành Sodom và cái chết của người ngoảnh lại - vợ ông Lot, khi nhà ông này ù té quyền khỏi thành phố trụy lạc.&nb
...xem tiếp
20:02
Friday,22.3.2013
Đăng bởi:
dilettant
Vâng nhiều tranh đẹp thật, và không nhất thiết phải mượn "xiêm y trễ tràng" để kều thêm điểm. "Đoạn quay lại thì mất mát" gợi Kinh Thánh, nói về sự tận diệt thành Sodom và cái chết của người ngoảnh lại - vợ ông Lot, khi nhà ông này ù té quyền khỏi thành phố trụy lạc.
Chi tiết Pha Lê nhận thấy phụ nữ cơ bắp, đàn ông vai u thịt bắp? Chắc đây là lần thứ hai rồi Pha Lê à. Dilettant buộc phải nói rằng ở bên xứ lạnh mọi người đều làm rất ghê, kể cả quý tộc, và họ thường biết làm nhiều thứ, chứ không "làm ruộng ăn cơm nằm", hãnh diện trên thế độc canh. Lại buộc phải nhắc đến quý dân tộc cho mình là "cần cù" nhưng trong bụng (và cả ở đường miệng) lại trọng chữ nhàn. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp