Chính trị

Kể bằng hí họa: Em canh giếng dầu, anh che chở lúc bình yên 30. 09. 19 - 8:33 pm

Sáng Ánh

(Tiếp theo bài trước: Ai đã đánh drone nhà máy dầu?)

74 năm qua, hiệp ước giữa Hoa Kỳ với Saudi là Saudi canh giếng dầu, và Hoa Kỳ che chở. Đây là chuyện liên tục từ đời tổng thống Mỹ thứ 32 đến đời tổng thống Mỹ thứ 45. (Hí họa từ trang này)

Việc ấy đã bất thành văn, thế mà ông Trump trước vụ đánh drone này lại phát biểu là Hoa Kỳ không có nhiệm vụ gì hết, nhưng sẽ bênh người bạn tốt. Tuy nhiên Saudi phải đưa bằng chứng là drone xuất phát từ Iran và lấy quyết định rồi cho Mỹ biết. Mỹ sẽ ủng hộ, sẽ yểm trợ quân sự, nhưng Saudi sẽ phải trả tiền thuê lính Hoa Kỳ! (Hí họa từ trang này về sự phân vân không biết phải đánh ai)

Saudi đang định nấp sau lưng Soái, nghe thế thì ngán ngẩm. Soái bảo, em đánh trước đi, có anh đằng sau, nhớ sắp sẵn tiền bảo kê và tiền nhậu. Nếu mới 18 drone và 7 tên lửa đã làm ngưng ngay nửa sản lượng dầu thì gây chiến với Iran sẽ ra sao? Iran có còn 18 drone và 7 tên lửa nữa trong kho hay không? (Hí họa từ trang này)

Mỹ cũng biết thế. Nếu vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ không bảo vệ được vùng trời Saudi thì có bảo vệ được vùng biển hay không? Iran có thể đánh chiến hạm Mỹ trong khu vực, bộ tư lịnh Hạm đội 6 tại Bahrein sẽ tấn công lính Mỹ đang có mặt tại Iraq, Syria và gây tổn thất nặng sứt đầu bươu trán. (Hí họa từ trang này)

Dốc toàn lực mà đánh 20 năm nữa chắc chắn vẫn chưa xong, bằng chứng là có mỗi một thằng Taliban còn phải mời nó sang Camp David mở tiệc chiêu đãi nó. Iran lại không phải là núi đồi Afghanistan chuyên sản xuất đá lớn đá nhỏ với lại sỏi. Vùng Vịnh là nơi vận chuyển 25% dầu của thế giới. (Hí họa của Osama Hajjaj, Jordan)

Kinh tế Mỹ hiện không còn phụ thuộc vào dầu Saudi. Năm 2013, mỗi ngày Hoa Kỳ nhập 2,5 triệu thùng, nay chỉ nhập còn có 0.5 triệu. Dự trữ chiến lược của Hoa Kỳ là 600-700 triệu thùng. Dự trữ của Saudi là 200 triệu thùng. Saudi cho biết, đừng lo, 2 hay 3 tuần nữa sẽ phục hồi mức cũ, và sẽ dùng dự trữ để tạm thời giao hàng. Nhằm nhò gì 5,7 triệu thùng /ngày. (Hí họa Christo Komarnitski về thời Mỹ còn nhập dầu nhiều. Chú Sam đi bar xin thêm thùng dầu nữa, nhưng chủ quán dầu Trung Đông bảo thôi, mi có thế đủ rồi)

Saudi còn 200 triệu thùng nhưng Iran còn bao nhiêu tên lửa? Drone thì không biết, nhưng tên lửa thì còn nhiều, không chỉ hơn 7 cái, mà là 3000. (Hí họa từ trang này. Hai ông Iran biến báo với chuyên viên của Liên hiệp quốc rằng đây là loại đền mới của chúng tôi thôi mà!)

Kinh tế Mỹ không phụ thuộc mấy vào dầu Trung Đông nữa, nhưng 600 -700 triệu thùng dự trữ của Hoa Kỳ là bằng lượng dầu tiêu thụ trong có 6 ngày của thế giới, bằng lượng dầu vận chuyển vận chuyển qua eo Hormuz trong 24 ngày. (Hí họa của Steve Sack về eo Hormuz với con nhện Iran giăng bẫy các tàu dầu)

Nếu eo này bị khóa, giá dầu thế giới sẽ lên, Nhật, Hàn v.v. sẽ không được cung cấp đủ. Dự trữ của Mỹ chỉ đỡ được (có nghĩa là bù tạm cho số thiếu hụt do khủng hoảng eo biển Hormuz gây ra) có 24 ngày thôi. (Hí họa từ trang này về việc Iran dọa đóng em biển Hormuz)

Trong khi đó, nếu chiến tranh xảy ra thì bất ổn định sẽ kéo dài 24 tuần, 24 tháng hay 24 năm không biết chừng. (Hí họa từ trang này: một viễn cảnh về chiến tranh với Iran)

 

Hỏi: Liệu Hoa Kỳ có bình được khu vực này trong 24 ngày không trước khi cạn dự trữ dầu?

Trả lời: Những nước Hoa Kỳ từng bình được trong 24 ngày là:

a. Aghanistan
b. Iraq
c. Syria
d. Lybia
e. tất cả đều đúng

Câu trả lời đúng là tất cả đều sai, không có loạn nào mà Hoa Kỳ bình được trong 24 ngày, hay 24 tháng!

*

(Còn tiếp bài 2: Iran mà chết là chết tất)

*

Về Ả-rập:

- Bạn có biết Abu Dhahi Art?

- ART DUBAI càng ngày càng mạnh

- Học được gì từ ba chàng đẹp trai

- Dubai: làm được thơ thì ngu gì không đề thơ trên sóng

- Tao mới anh Hai UAE, mày là anh Ba nhưng còn thằng ông nội

- Quân vương và người đẹp: khi thép bốc lửa

- Tình sử Saudi: có ngoại ngữ, có váy ngắn, nhưng chỉ thiếu tiền giặt ủi

- Kẹo lạc cho họa sĩ: Công chúa dỏm và công chúa chổm

- Vân Tiên Từ Mẫu bản lắm kim cương

- Kể bằng hí họa: Ai đã đánh drone nhà máy dầu?

- Kể bằng hí họa: Em canh giếng dầu, anh che chở lúc bình yên

- Kể bằng hí họa: Iran mà chết là chết tất

- Bữa tiệc tháng kiêng

- Oman: đàn bà đi may áo, đàn ông vào khách sạn làm gì?

- Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi

Ý kiến - Thảo luận

6:29 Thursday,9.1.2020 Đăng bởi:  SA
@Quân

Bổ túc cmt của bạn,  số Kitô tại Ấn, 30 triệu, rất nhiều người thuộc đẳng cấp thấp nhưng sao mấy trăm triệu còn lại không theo Kitô để được giải thoát khỏi chế độ đẳng cấp này?
Tại Bang Tamil Nadu,70% Kitô là gốc Dalit và vẫn bị phần nào kỳ thị bởi chính các nhà thờ Kitô phân biệt như không chôn chung cùng một chỗ trong nghĩa địa Kitô. Tuy vậy, k
...xem tiếp
6:29 Thursday,9.1.2020 Đăng bởi:  SA
@Quân

Bổ túc cmt của bạn,  số Kitô tại Ấn, 30 triệu, rất nhiều người thuộc đẳng cấp thấp nhưng sao mấy trăm triệu còn lại không theo Kitô để được giải thoát khỏi chế độ đẳng cấp này?
Tại Bang Tamil Nadu,70% Kitô là gốc Dalit và vẫn bị phần nào kỳ thị bởi chính các nhà thờ Kitô phân biệt như không chôn chung cùng một chỗ trong nghĩa địa Kitô. Tuy vậy, khó có thể nói là Kitô Ấn Độ còn phân biệt đẳng cấp hơn là Ấn giáo.
Con số thống kê 2006 cho biết 66,6% người Kitô Ấn thuộc các đẳng cấp thấp, phần Dalit là 9%.  Người đạo Hồi là 40.5% thuộc các đẳng cấp thấp, chỉ có 0,8% là gốc thấp nhất Dalit. Đây là vì Hồi giáo có mặt rộng và lâu hơn Kitô giáo tại Ấn, nhiều khu vực là thành phần cai trị. 
12:11 Monday,6.1.2020 Đăng bởi:  SA
@Quân
Tại Pakistan cũng như tại Ấn Độ, Hồi giáo có nhuốm chế độ đẳng cấp của Ấn giáo nhưng nếu nói là còn phân biệt đăng cấp hơn Ấn giáo thì theo lô-gíc thôi mình nghĩ là không phải.
Hồi giáo nói riêng, tại Indonesia chẳng hạn khác với tại Trung Á hay Iran vì hoàn cảnh và phong tục địa phương. Chuyện này Kitô giáo cũng thế, thí dụ ở Haiti khác với ở Syria hay
...xem tiếp
12:11 Monday,6.1.2020 Đăng bởi:  SA
@Quân
Tại Pakistan cũng như tại Ấn Độ, Hồi giáo có nhuốm chế độ đẳng cấp của Ấn giáo nhưng nếu nói là còn phân biệt đăng cấp hơn Ấn giáo thì theo lô-gíc thôi mình nghĩ là không phải.
Hồi giáo nói riêng, tại Indonesia chẳng hạn khác với tại Trung Á hay Iran vì hoàn cảnh và phong tục địa phương. Chuyện này Kitô giáo cũng thế, thí dụ ở Haiti khác với ở Syria hay là ở Nga.Nói chung là tôn giáo mới du nhập ảnh hưởng đến  văn hóa có sẵn và cũng bị ảnh hưởng ngược lại, kiểu người Công giáo Việt vẫn thờ ông bà.
Cái này dễ hiểu thôi nhưng bảo là người Công giáo Việt còn thờ ông bà hơn cả người Việt theo đạo ông bà thì khó hiểu hơn. Phân biệt đẳng cấp "Hồi gốc nước ngoài" lại là 1 khái niệm khác, không dính gì đến ảnh hưởng của Ấn giáo mà là phân biệt "giai cấp" giữa thành phần quí tộc cai trị (gốc nước ngoài, Ba Tư) và thành phần dân đen địa phương. Pakistan và Ấn không khác nhau gì cả về mặt này , người Sindh khác ngừơi Bengal nhưng Pakistan đựơc định nghĩa bởi tôn giáo chứ không phải bởi sắc tộc hay khu vực. Thành phần lãnh đạo và quân đội Pakistan đến giờ rất nhiều là người Hồi tại Bắc Ấn (Muhajir nói tiếng Urdu) và 'di cư' sang Sindh sau năm 1947  lúc Pakítan thành lập. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả