Ăn uống

Nấu nồi thịt kho Adobo, nghĩ về hai điều hoang tưởng  22. 03. 21 - 1:26 pm

Chang Chang

Mấy hôm nay trời mưa rả rích, báo hiệu một mùa thu rất ẩm ướt đang lù lù kéo đến xám xịt chân trời. Trong tình hình bà con ở bờ Đông và mạn Sydney đang ăn cơm chan nước lũ thì mình phải ngồi băn khoăn xem ăn món gì cho lên tinh thần.

Món Adobo gà. Ảnh từ trang này 

Adobo và mưa lũ là hai đặc sản của Philippines nên đi với nhau quá hợp lý. Abodo tiếng Tây Ban Nha nghĩa là “ướp gia vị”. Các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Tây Ban Nha đều có món này nhưng mỗi nơi nấu một kiểu. Tuy nhiên đặc điểm chung của Adobo là đều có dấm. Nhờ có dấm nên thịt rất thơm mà lại mềm nhanh. Người Philipines có cả trăm công thức để nấu món quốc hồn quốc túy này với những gia vị cơ bản là giống nhau. Ngày nay, muối dần được thay bằng xì dầu. Lá nguyệt quế Ấn Độ (Indian bay leaf, sách thuốc của ta gọi là quế hoa trắng, vị giống vỏ quế nhưng thanh hơn) thì thay bằng lá nguyệt quế tây (bay laurel – vốn dùng để dân Hy-La kết vòng đội đầu). Còn dấm thì mình dùng balsamic để có màu nâu và vị không gắt như dấm trắng, đồng thời giảm lượng giấm cho vừa miệng.

Người Filippino khi nấu món này thường cho thịt và các gia vị vào nồi, rồi đổ nước kho luôn giống kiểu Việt Nam, sau đó khi thịt đã mềm gần được thì mới gắp thịt riêng ra áp chảo cho chín vàng. Kỹ thuật này làm cho màu thịt rất hấp dẫn.

Mình cũng áp dụng như thế, nhưng thiết nghĩ tên món là “adobo” vì thế mình vẫn ướp thịt trước cho ngấm, xào sơ qua để săn hết mặt thịt, tạo thành một lớp áo vàng bên ngoài mỗi miếng thịt như vậy mới giữ được hết hương vị ở trong, rồi sau mới cho nước vào đun như trên. Trứng thì luộc lòng đào rồi rưới nước thịt lên thôi, trứng kho kĩ cứng như đất sét là rất ngán. Thành phẩm trông rất giống thịt kho tàu nhưng lại ngon theo một kiểu hoàn toàn khác.

Món Adobo. Ảnh: Chang Chang

*

Món adobo của Philippines là nổi tiếng nhất vì nó theo chân người Philippines di cư đi khắp năm châu bốn biển. Có lần xem phim tài liệu thấy dân đảo Faroe xa tít mù khơi của Đan Mạch thoát khỏi… tuyệt chủng là nhờ có phụ nữ Phi sang lấy chồng Tây (và kho thịt adobo trên bếp!) Philippines ngày nay là một minh chứng cho hai điều mà rất nhiều người Việt hoang tưởng cho rằng thực hiện được thì Việt Nam ta sẽ mạnh giàu ngay lập tức:

Thứ nhất là cứ giỏi tiếng Anh thì sẽ giàu, phải tích cực nhồi tiếng Anh cho thế hệ trẻ, có đợt cư dân mạng hô hào phải học tiếng Anh giỏi như… Singapore thì sẽ giàu như Singapore; có nhiều người còn phấn khích quá đề nghị cả cho tiếng Anh thành ngôn ngữ hành chính ở ta! Các cô giáo dạy tiếng Anh ở ta giờ rất nhiều người Philippines, đơn giản vì bên ấy trẻ con đường phố còn nghe nói đọc viết tiếng Anh giỏi hơn các bạn trên Sapa nhiều.Thứ hai là rất nhiều người yêu thương cả Mỹ và Việt Nam nên rất nóng lòng muốn rập khuôn hệ thống Mỹ lên Việt Nam, trong khi hệ thống của nước Mỹ đem áp dụng lên bất kì nước nào khác ngoài nước Mỹ đều thất bại thảm hại, mà thương tâm nhất là các thuộc địa của Mỹ như Liberia và Philippines – hệ thốn g ấy đã tàn phá những nước này tan tành.

Cả chục triệu người Phi đi xuất khẩu lao động, gửi kiều hối về thuộc top đầu thế giới cũng là việc chẳng đặng đừng. Thế mà tìm món adobo này ở nước ngoài không dễ bằng phở, vì người Phi giỏi tiếng Anh nên hay làm những việc trong nhà như trông trẻ, giúp việc, gia sư, quán bar, sàn nhảy chứ không hay mở hàng ăn như người Việt. Một trong những nhận định khá gay gắt (mà đúng) của giáo sư Trần Văn Thọ là: “Xuất khẩu lao động là điều nhục nhã của một dân tộc” nên nếu không cảm thấy nhục khi người nước mình phải ra nước ngoài lao động thì đất nước còn trượt sâu trong vũng lầy.

*

Chang Chang nấu ăn:

- Người Úc thực sự ăn gì?

- Nấu nồi thịt kho Adobo, nghĩ về hai điều hoang tưởng 

- Đặc tính cách Thái: Hủ tiếu Sukhothai

- Ăn gà rán Hàn Quốc mà lòng nghĩ về mì

- Chả nướng Mici bé tí của Rumani

- Ăn miếng gà tiềm nhớ chuyện vịt quay và miền Bắc Trung Quốc

- Nắng thè lưỡi: ăn đùi gà nướng Shashlik và salad củ cải đỏ

- Hầm hai con thỏ nhớ lại vài câu chuyện

-

Ý kiến - Thảo luận

15:13 Wednesday,28.4.2021 Đăng bởi:  SA
Xuất khẩu lao động là 1 mặt của toàn cầu hóa. Mặt kia là mở nhà máy trong nước để may thuê, ráp thuê cho nước ngoài.Trong thập niên 60-70, lao động Hàn Quốc tại nước ngoài rất nhiều, làm hầm mỏ tại Tây Đức và y tá tại đó, công nhân xây dựng, tài xế xe tải tại Trung Đông, Saudi, vùng Vịnh. Đây góp phần vào việc phát triển của Hàn Quốc, và giờ được công nh
...xem tiếp
15:13 Wednesday,28.4.2021 Đăng bởi:  SA
Xuất khẩu lao động là 1 mặt của toàn cầu hóa. Mặt kia là mở nhà máy trong nước để may thuê, ráp thuê cho nước ngoài.Trong thập niên 60-70, lao động Hàn Quốc tại nước ngoài rất nhiều, làm hầm mỏ tại Tây Đức và y tá tại đó, công nhân xây dựng, tài xế xe tải tại Trung Đông, Saudi, vùng Vịnh. Đây góp phần vào việc phát triển của Hàn Quốc, và giờ được công nhận. Về phần Anh ngữ, người Hàn chỉ thấy hát và nhảy múa là giỏi thôi, gọi đó là Kpop, nhưng nói chung tiếng Anh của họ kém cỏi, có lẽ kém hơn VN. 
8:12 Wednesday,24.3.2021 Đăng bởi:  Sao Lại Xát Muối Vào Mồm Em
Cái nhận định mô hình Mỹ thất bại thảm hại ở các nước khác là chính xác. Nước Mỹ nhìn sao cũng không giống một nhà nước cho lắm, cảm giác nó giống như một cái tập đoàn khổng lồ, kinh doanh mọi thứ trong cuộc sống hơn. Lót gạch hóng chờ bài tiếp theo của tác giả quá.
...xem tiếp
8:12 Wednesday,24.3.2021 Đăng bởi:  Sao Lại Xát Muối Vào Mồm Em
Cái nhận định mô hình Mỹ thất bại thảm hại ở các nước khác là chính xác. Nước Mỹ nhìn sao cũng không giống một nhà nước cho lắm, cảm giác nó giống như một cái tập đoàn khổng lồ, kinh doanh mọi thứ trong cuộc sống hơn. Lót gạch hóng chờ bài tiếp theo của tác giả quá. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Giá trị của nghệ thuật

Nguyễn Đình Đăng

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả