![]() |
|||||||||||||||
|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamKhai mạc Mở Cửa: quần hùng 30 năm tụ hội22. 09. 16 - 10:27 amBài và ảnh: Tịch Ru(Lưu ý các bạn là triển lãm Today còn một bài nữa về các tác phẩm hội họa tham dự, nhưng xin nhường trước cho bài này nhé). Tôi là thế hệ sinh sau đẻ muộn, nên khi nói đến thời kì “Đổi mới” 1986 thật lạ lẫm. Tra trên wiki về thời kì đó thì có những dòng như sau. “Đổi Mới trên mặt văn hóa ở Việt Nam thì được biết dưới tên Cởi Mở, tương tự như chính sách Glastnost của Nga Xô. Quá trình này bắt đầu cùng với Đổi Mới Kinh tế nhưng sau đó dừng lại trong thập niên 1991” Từ tháng 5, trên facebook xuất hiện một nhóm với tên gọi MỞ CỬA – TRIỂN LÃM MỸ THUẬT 30 NĂM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – 2016) Muốn đọc chi tiết hơn về thông tin các nghệ sĩ,tham gia triển lãm, các bạn vào xem tại đây Nhóm hoạt động rất đều đặn và thường xuyên đăng những bài phỏng vấn, trao đổi thông tin và ảnh chụp với các nghệ sĩ. Toàn các nghệ sĩ có tên tuổi, đã ghi những dấu ấn cá nhân đậm nét. Với 50 nghệ sĩ tên tuổi đã thành danh như thế, liệu đây có phải triển lãm lớn nhất trong năm như Soi quảng cáo? Không thể bỏ lỡ, 15h ngày 21 tháng 9 năm 2016, tôi có mặt tại bảo tàng Mỹ thuật để chờ đợi buổi khai mạc. ![]() Với số lượng tác giả tác phẩm nhiều (mỗi người 3 tác phẩm), khoảng sân rộng của bảo tàng cũng là nơi trưng bày các tác phẩm điêu khắc.
![]() Họa sĩ Lê Thiết Cương luôn được cánh phóng viên săn đón. Anh là người có nhiều ý tưởng, hay có những bài viết về văn hóa trên các báo.
![]() Nhà phê bình nghệ thuật/họa sĩ Nguyễn Quân đang trả lời phỏng vấn. Ông là người của thời Mở cửa ấy. Có người kể, vào ngày ấy, với vốn ngoại ngữ, ông là cầu nối cho họa sĩ Việt Nam với người xem, người mua nước ngoài đến với mỹ thuật Việt Nam
![]() Họa sĩ Phạm Hà Hải, một trong những giám tuyển triển lãm lần này. Dư luận trước triển lãm có nhiều người phản ứng, cho rằng anh chưa thể làm giám tuyển cho một triển lãm quan trọng như thế này.
![]() Và dĩ nhiên, không thể thiếu những gương mặt quen thuộc trong làng mỹ thuật Việt Nam. Họa sĩ Thành Chương (áo đỏ) – người với những bức tranh trâu nghiêng đầu đặc trưng ngày ấy, và họa sĩ Phạm Bình Chương – người chuyên vẽ Hà Nội với bút pháp tả thực tinh tế. Ngoài cùng, áo xanh hinh như là họa sĩ Phạm Luận.
![]() Nhà báo, nhà phê bình nghệ thuật Vũ Lâm đến từ sớm, anh đang xem các tác phẩm đổ composit của Vương Văn Thạo
![]() Họa sĩ Nguyễn Mạnh Hùng (áo xanh nhạt – người chuyên vẽ những khu tập thể và máy bay) và Lý Trần Quỳnh Giang thuộc “thế hệ trẻ”. Tiếc thay, không biết vì lí do gì, tranh của họa sĩ lứa này là Mai Duy Minh (Hải Phòng) lần này không được đem ra trưng bày. Anh có bức “Miền đất hứa” rất nổi tiếng
![]() Từ trái qua phải: họa sĩ Phạm An Hải, điêu khắc gia Nguyễn Hải Nguyễn và điêu khắc gia Phan Phương Đông – người yêu thích sự tối giản.
![]() Nhà điêu khắc gốm Nguyễn Khắc Quân –gốm Quân, nói chuyện cùng họa sĩ Lê Anh Vân (đeo kính), cựu hiệu trưởng trường đại học Mỹ thuật Việt Nam.
![]() Hôm nay thấy toàn các cây đa cây đề ngồi như những sinh viên trẻ ở sân trường Yết Kiêu, tôi tự tưởng tượng ra họ 30 năm về trước…
![]() Nhà thiết kế thời trang Diego Del Valle Gortizas đang nói chuyện với nhà phê bình/họa sĩ Phan Cẩm Thượng.
![]() Họa sĩ Phạm An Hải và họa sĩ Đức nhà sàn – người với trung tâm Nhà sàn là cái nôi theo đúng nghĩa cho một lớp họa sĩ trẻ và mới mẻ.
![]() Bà Meyer – Zollitsch giám độc viện Goethe và họa sĩ Đinh Quân (áo trắng)
![]() Họa sĩ Lương Xuân Đoàn của Hội Mỹ thuật đang bắt tay họa sĩ Bùi Tiến Tuấn – người chuyên vẽ lụa nhưng mới đây có triển lãm… màu nước
![]() Họa sĩ Nguyễn Bảo Toàn ngồi cạnh họa sĩ Hiếu Mường – người có ngôi nhà lang bị cháy oan uổng và bị xử oan ức
![]() Họa sĩ Lê Quảng Hà (người có Factory và lý thuyết Hiện thực mù và diễn viên Như Quỳnh. Đằng sau (đội mũ) là họa sĩ Đinh Công Đạt
![]() Nhà phê bình mỹ thuật Phạm Quốc Trung nói chuyện cùng họa sĩ Trần Văn Thảo (áo đỏ).
![]() Họa sĩ Trịnh Tuân đang nói chuyện cùng bà Natasha. Bà Natasha là đại diện cho cố họa sĩ Vũ Dân Tân, một trong những họa sĩ tiêu biểu trong thời kì mở cửa.
![]() Các họa sĩ trẻ như Quách Bắc và Phạm Huy Thông cũng đến dự. Anh Thông rất chăm đi xem triển lãm của các đồng nghiệp, các bậc đàn anh và cả các bậc đàn em. Thỉnh thoảng có những bài ghi chép rất chu đáo.
![]() Hai nhà điêu khắc: “người thép” Khổng Đỗ Tuyền và “người may mắn” Phạm Thái Bình (áo xanh)
![]() Gia đình Trần Trọng Vũ chụp bên cạnh tác phẩm của anh.
![]() Cục trưởng Vi Kiến Thành (đeo kính) tiếp đón các khách mời. Cục trưởng cũng là một trong ba giám tuyển của triển lãm này.
![]() Các khách mời ngày hôm nay, một bên là đại sứ của các nước, bên này là (từ trái qua phải) thứ trưởng bộ văn hóa thể thao và du lich Vương Duy Biên (quay mặt), phó trưởng ban tuyên giáo Bùi Thế Đức, chủ tịch hội mỹ thuật Việt Nam mãi-không-chịu-nghỉ Trần Khánh Chương.
![]() Phần phát biểu. Trước hết là ông Vi Kiến Thành. Ông cho biết, triển lãm Mở cửa: triển lãm mỹ thuật 30 năm thời kì đổi mới là cái nhìn toàn cảnh nghệ thuật Việt Nam đương thời. Ông cảm ơn các nghệ sĩ, các đơn vị. Ông đặc biệt cảm ơn gia đình cố họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã tặng cho triển lãm những cây bút lông để làm quà tặng cho các nghệ sĩ.
![]() Tiếp đến là màn các nghệ sĩ lên nhận quà và cắt băng khánh thành. Ông Bùi Thế Đức và ông Vương Duy Biên lên trao quà tặng.
![]() Họa sĩ Nguyễn Quân được cử lên thay mặt cho 50 anh em nghệ sĩ. Ông nói khá loằng ngoằng nhưng đại ý: rất xúc động, khi gặp lại những anh em họa sĩ trong và sau thời kì Đổi mới. Gặp lại cả những nhà điêu khắc từ những thập niên 90 – 2000. Được gặp những họa sĩ cao tuổi nhất và trẻ tuổi nhất cách nhau đến 60 năm. Ông cho rằng không một tác giả hay công trình nghiên cứu nào có thể phản ánh được hiện trạng nghệ thuật Việt Nam tại thời điểm này (?) Chính vì thế ông rất trân trọng triển lãm này, một triển lãm có chất lượng nghệ thuật rất cao, được đầu tư rất nhiều công sức và tâm huyết . Đời sống được xã hội Việt Nam được thể hiện rất rõ ràng qua triển lãm này.
![]() Tiếp theo là nghi thức cắt băng và lễ khai mạc kết thúc. Mọi thứ được diễn ra theo đúng thủ tục nhưng nhanh gọn để triển lãm được tiếp tục. Bỗng dưng tôi có mong ước nho nhỏ… Không biết các triển lãm, tác giả, tác phẩm ở thời điểm năm 1986 như thế nào nhỉ… Và các nghệ sĩ tại “Mở Cửa” 30 năm trước ra sao? 30 năm là một quãng thời gian dài với bao nhiêu là biến động xã hội trong khoảng thời gian đó. Giá như ban tổ chức có thêm một gian triển lãm với ít tư liệu về thời kì (cả giới nghệ sĩ lẫn xã hội chung) thì thật quý hóa cho đám hậu sinh này. (Phần tiếp theo: Các tác phẩm điêu khắc và sắp đặt)
|