|
|
|
|||||||||||||
Ăn uốngPot au Feu (bài 3): Nên hay không nên, đó mới là vấn đề 09. 11. 14 - 6:32 amPha LêSau khi đã biết hầm nước dùng và lấy vàng, đế lúc ta phải đào bới những hỷ nộ ái ố của món pot au feu thôi. Bạn Bazi Lôp từng than rằng trên mạng lắm công thức pot au feu quá, mỗi công thức mỗi kiểu đọc loạn cả mắt. Vậy cuối cùng công thức nào đúng? Thực chất đúng sai rất khó nói vì chẳng ai cấm thiên hạ biến tấu món ăn được, miễn là nó ngon, nên pot au feu có rất nhiều phiên bản. Vậy dễ dàng nhất là bày cho mọi người những nguyên tắc đơn giản của pot au feu. Biết nguyên tắc rồi thì sẽ hiểu món ăn hơn, có thể tự nấu hoặc tự quyết định xem công thức nào là hợp với mình. Cắt thịt để chiên sơ làm pot au feu thì biết rồi, nhưng có cần phủ bột cho thịt rồi mới chiên không? Câu trả lời là: tùy mình muốn nước hầm sệt tới cỡ nào. Bột phủ thịt sau khi chiên sẽ dính xuống đáy chảo cùng “vàng”. Lấy cả hai đem hầm ra pot au feu thì nước của pot au feu sẽ sệt hơn, và do bột đã chiên chín nên nước hầm dù sệt cũng không có mùi kinh như khi mình dùng bột năng – thứ sẽ biến món Tây thành món Tàu.
Theo ý kiến riêng, bạn nên dùng bột khi không có nước dùng xịn, và món hầm của bạn dùng thịt ít gân guốc. Nước dùng xịn hầm 8 tiếng trở lên nên rất sệt, chả cần bột giúp sức nữa. Các phần thịt như bò gân hay bò bắp có nhiều gelatine, dễ giúp nước hầm sệt, nên mình bỏ đoạn phủ bột cũng được. Tuy nhiên nếu ta xài thịt gà hoặc thịt nạc quá thì nên phủ bột hòng giúp nước hầm bớt loãng. Khi có “vàng” dưới đáy chảo/nồi rồi, liệu ta cần đổ rượu vàng/rượu trắng vào không? Chắc chắn cần. Lúc chảo còn nóng, bạn cho rượu vào, rượu sẽ lập tức xèo xèo bốc hơi hết cồn. Bạn lấy vá (hoặc muỗng) cào đáy chảo, giúp “vàng” tan dần trong rượu (cũng một lý do tại sao mình cần dùng chảo dính, chứ chảo không dính mà cào thì nó sẽ hoặc trầy hoặc hư). Rượu cũng sẽ giúp pot au feu thêm bóng bẩy, chứ không có rượu là món hầm chỉ có mỗi màu xỉn.
Thịt đỏ dùng rượu đỏ, thịt trắng dùng rượu trắng, ăn gian thì dùng sake. Bạn thích nhiều rượu thì cũng chỉ nên cho rượu vào lúc này thôi, có thể châm nhiều rượu theo ý thích, nhưng phải để lửa cho cồn bay đi hết, chứ không thì món hầm sẽ rất ngang, thay vì có pot au feu là bạn sẽ có “pot au rượu”. Nhìn chung người Pháp uống rượu, dùng rượu để nấu, chứ họ không phải… bợm. Hương vị của rượu phải nhẹ nhàng, món vẫn là món hầm với nước dùng công phu cùng thịt thì mới là pot au feu. Đa số pot au feu ngày nay có cà chua, tuy nhiên cũng có vài công thức không bỏ cà. Thực chất vụ cà chua chỉ thịnh sau này. Cà chua là nguyên liệu mùa hè, ngon ở những nơi có mùa “nóng nhưng không mưa” nên nó chẳng nhan nhản ngoài siêu thị như bây giờ. Pot au feu truyền thống rất đậm mùi vị của nước hầm xương và thịt. Do món này là món dân dã, mà dân thường bên Tây lúc ấy cũng ăn để đi cày, bởi vậy pot au feu phải thật đậm đà hòng giúp họ no bụng, có sức làm việc. Nhưng trong thời đại công nghệ mà ăn vậy có hơi ngán. Muốn giảm ngán phải có nguyên liệu nào chua chua dung hòa lại, thành thử pot au feu bây giờ hay dùng cà chua. Ai sợ một nồi đầy thịt, dễ ngán thì bỏ cà chua vào (lý do vì sao mấy món hầm kiểu Pháp khi sang Việt Nam hay có cà chua, dân mình thấy món Tây là thấy ngán). Còn ai thích hương vị đậm đà, đậm chất thịt và nước dùng xịn thì nên gạch khoản cà chua ra khỏi công thức. Cà chua rất dễ đánh lạc hướng vị béo của thịt.
Bouquet garni (hay còn gọi là bó rau thơm – đã chỉ trong bài thyme) là thứ tối cần thiết trong các món hầm, nếu nấu pot au feu thì lúc nào cũng phải có bouquet garni. Thời xưa các loại rau thơm để làm bouquet garni đầy rẫy ngoài vườn, khi cần chỉ việc ra cắt. Nhưng dân Tây ngày nay lười mua đồ lặt vặt (phải tốn tiền mua cả mấy bịch rau thơm trong khi bouquet garni chỉ dùng mỗi thứ một tí) nên có kẻ chả thèm bỏ bouquet garni vào pot au feu nữa. Tuy nhiên muốn món này ngon là bắt buộc phải có bouquet garni.
Sắp xếp và nấu như thế nào? Có hỗn hợp rượu và vàng, có bouquet garni, có nước dùng rồi, vậy nấu thế nào? Pot au feu là món hầm nên chỉ dùng củ chứ không dùng rau lá, cùng lắm muốn thêm thì thêm tí đậu vào. Củ gì thịt gì cũng được, không nhất thiết phải khoai Tây cà-rốt với thịt bò. Nhưng xếp cái nào trước cái nào sau vô nồi hầm lại là chuyện khác. Ví dụ: Bò gân thì lâu mềm hơn bò nạc Bò nói chung lâu mềm hơn gà Khoai tây nhanh vữa hơn cà-rốt Một số loại đậu này chín lâu hơn một số loại đậu kia Ví thế, sau khi đổ nước dùng vào hỗn hợp rượu pha vàng (có hoặc không có cà chua) cùng bouquet garni, mình phải tính xem nên cho cái gì vô hầm trước. Bò gân lâu chín thì bỏ nó vào đầu tiên, sau đó tới cà-rốt khoai Tây. Với pot au feu gà, thịt gà nhanh chín nên mình hầm củ trước rồi tới gà. Nếu cái gì cũng bỏ hầm chung thì pot au feu sẽ nát bét, dở dở ương ương ngay tắp lự.
Nhớ thời còn làm sinh viên bên trời Tây thì pot au feu là món “con nhà nghèo” của tôi. Nguyên liệu cho pot au feu cực rẻ. Xương bên Tây rẻ vô cùng, cà-rốt với khoai là thứ phổ biến. Thịt gân lại rẻ hơn gấp mấy lần miếng phi-lê (dân Tây chê thịt gân dai, lười nấu vì thấy tốn thời gian nên rất ít khi mua). Vì vậy tôi cứ thế hầm một nồi pot au feu, sau đó chia phần bỏ tủ lạnh. Mỗi bữa lấy một phần ra hâm lại ăn, cũng no được 4, 5 ngày. Nếu cái thời còn “teen” đó mà “Pha Lê can cook” thì không có lý do gì mà mọi người không hầm ra được nồi pot au feu thật ngon nhé. Chúc thành công! Ý kiến - Thảo luận
14:17
Wednesday,7.6.2017
Đăng bởi:
Nguyễn văn minh
14:17
Wednesday,7.6.2017
Đăng bởi:
Nguyễn văn minh
Khi áp chảo xong, ưu tiên bỏ rượu chứ không phải nước nha (thịt đỏ rượu đỏ, thịt trắng rượu trắng)
Thời gian hầm thì tuỳ thuộc vào từng loại thực phẩm, bò nạm thì khoảng hơn 2 tiếng, bắp thì nhanh hơn. Nhưng gân thì rất lâu nha. Còn các loại như thỏ, gà ... thì nhanh thôi, bạn phải canh, không thì dễ bị nát lắm Mới đầu, mở lửa lớn cho nhanh sôi, nhưng khi đã sôi thì có thể đạy kín vung (hoặc dùng giấy bạc bọc kín) và đun liu riu. Các loại rau củ như cà rốt hay khoai tây có thể luộc hoặc hấp bên ngoài để căn độ chín cho đều, nhưng vẫn ưu tiên hầm cùng thịt nha. Hầm cùng thịt thì đòi hỏi phải có kinh nghiệm nhiều, nếu ko muốn rau củ nát bét còn thịt vẫn dai hoặc thịt nát còn rau củ vẫn cứng ngắc nha. Bài viết rất có tâm, mình cám ơn tác giả nha xD
3:20
Wednesday,14.9.2016
Đăng bởi:
phale
@Hùng:
Nước sôi hay nguội gì cũng được, ngon nhất là nước dùng từ xương hầm Lửa liu riu, Nồi hầm lăn tăn thôi Bò gân, bò nạc hay gà mất mấy tiếng là tuỳ vào bạn chặt miếng to hay bé, hầm nồi cỡ gì, thịt nhiều tới đâu. Nồi to đầy thịt sẽ khác với nồi to ít thịt, khác với nồi nhỏ ít thịt, khác với nồi nhỏ nhiều thịt... tức thời gian nó phụ thuộ ...xem tiếp
3:20
Wednesday,14.9.2016
Đăng bởi:
phale
@Hùng:
Nước sôi hay nguội gì cũng được, ngon nhất là nước dùng từ xương hầm Lửa liu riu, Nồi hầm lăn tăn thôi Bò gân, bò nạc hay gà mất mấy tiếng là tuỳ vào bạn chặt miếng to hay bé, hầm nồi cỡ gì, thịt nhiều tới đâu. Nồi to đầy thịt sẽ khác với nồi to ít thịt, khác với nồi nhỏ ít thịt, khác với nồi nhỏ nhiều thịt... tức thời gian nó phụ thuộc. Bạn hầm khẩu phần tuỳ theo ý bạn, cứ nửa tiếng kiểm tra một lần bằng cách lấy thịt ra cắn thử một góc nhỏ. Lần sau nương theo thời gian đó mà làm tới, chứ không có công thức nào chỉ cho bạn chính xác được. Ngon nhất vẫn phải tự mình kiểm tra theo khẩu phần mình ăn. Bởi ngay cả bò gân Úc cũng có thể khác với bò gân Việt, do đa số bò gân Việt chắc thịt hơn (tại hoạt động nhiều?), nên cùng một phần cắt của bò mà vẫn có thể khác. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Thời gian hầm thì tuỳ thuộc vào từng loại thực phẩm, bò nạm thì khoảng hơn 2 tiếng, bắp thì nhanh hơn. Nhưng gân thì rất lâu nha. Còn các loại như thỏ, gà ... thì nhanh thôi, bạn phải canh, không thì dễ bị nát lắm
Mới đầu, mở lửa lớn cho nhanh sôi, nhưng khi
...xem tiếp