Bàn luận

Vạn vô tâm? (phần 1) 31. 10. 10 - 6:51 am

Tâm Bút

Triển lãm tài năng hội họa của quỹ CDEF năm 2010 đã chọn được vào chung kết 8 họa sĩ, có tuổi đời dưới 35 tuổi như ban tổ chức đề ra. Danh sách của 8 cái tên đã hé lộ từ lâu, tuy nhiên để được xem tranh thật của họ thì đến tận ngày 18 tháng 10 vừa qua công chúng mới có dịp. Tuy nhiên, những tác phẩm trưng bày đã không thực sự thuyết phục được cá nhân tôi. Tôi đã phải suy ngẫm rất, rất nhiều…, trả lời những câu hỏi hiện lên trong tôi sau khi xem tranh của các họa sĩ rồi mới viết bài này.

Triển lãm này, với sự xét duyệt của ban giám khảo gồm 3 thành viên gần như toàn người nước ngoài, bởi trong 3 vị thì có đến 2 người nước ngoài và 1 người cho đến thời điểm này của cuộc đời gần như ở Mỹ là nhiều. Phải chăng vì vậy các tác phẩm được xét duyệt lần này mới “có tính đương đại”… Hãy nhìn vào 8 tác giả cuối cùng được chọn, chúng ta sẽ thấy mức độ tương đối của ban giám khảo này. Tôi không hiểu 8 tác giả cuối cùng này được ban giám khảo lựa ra theo tiêu chí gì, của ban giám khảo nói riêng và nhà tổ chức nói chung? Tôi chỉ thấy những bức tranh được đưa ra lần này chưa đủ sức thuyết phục. Hời hợt.

Vì sao? Vì theo quan sát cá nhân tôi, tôi thấy trong số những bức tranh được chọn không có tác giả nào vẽ về tình hình chính trị nóng hổi, hoặc phản ánh sâu sắc những khía cạnh cay nghiệt của cuộc sống. Họ vẽ bằng một ngôn ngữ dửng dưng. Chẳng phải chúng ta cũng có một thái độ sống với môi trường sống mà chúng ta đang đối mặt sao? Hay trong số các họa sĩ tham gia không có họa sĩ nào bức xúc, muốn vẽ về đề tài như trên? Nếu vậy thì quả thật các họa sĩ tham gia cuộc thi này quả là vô tâm và vô trách nhiệm trong cuộc sống của xã hội và của chính mình. Bởi nghệ thuật là gì nếu như nó không phản ánh cuộc sống, một cách mạnh mẽ và sâu sắc? Phải chẳng các họa sĩ tham gia đã không có những kiến thức cơ bản nhất về thời đại mình đang sống? Hay có các thí sinh như thế nhưng ban giám khảo đã không lựa chọn? Vậy ai mới là người vô tâm trong cuộc thi này?

Ban giám khảo cuộc thi

*

Tiếp đến, xin điểm qua những tác phẩm của các thí sinh tham gia cuộc thi này. Tôi thấy trong số 8 người được lựa chọn đã không còn một ai có bút pháp và cách nhìn thuần Việt, tức nói lên được cái hồn Việt trong tranh.

Tôi có thể phân ra hai nhóm ảnh hưởng chủ yếu của các tác giả trẻ này:

Nhóm 1: ảnh hưởng của Phương Tây và Mỹ
Nhóm 2: ảnh hưởng của các nước châu Á như Trung Quốc và Nhật

*

Xin phân tích về nhóm 1

Trước tiên là Nguyễn Hồng Phương. Cách đây không lâu tôi có đọc bài viết trên Soi đề cập đến họa sĩ này về việc tuổi tác gì đó. Tôi cũng tò mò muốn xem tranh của anh đợt này ra làm sao. Và chưa xem tranh thật, chỉ xem trên website của cuộc thi, tôi đã nhớ ngay lời các thành viên ban giám khảo; họ cũng nói rằng Nguyễn Hồng Phương bị ảnh hưởng của Twombly. Nhưng theo tôi, anh còn bị ảnh hưởng từ nhiều danh họa khác, đa phần là của Mỹ. Với loạt tranh trước triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, anh là đồ đệ ruột của Willem de Kooning, và lần này là Twomly. Nhưng các tác giả lớn ấy đã phải vật lộn cả đời và dấn thân để tìm tòi, để phá bỏ, vẽ theo kinh viện, rồi phủ định kinh viện, và thành công. Phương chỉ “bám” theo họ. Khi “bám” theo ông này không thành anh lại ngoảnh sang nhìn ông khác. Mà tranh theo cách vẽ này thì dễ quá, chẳng cần phải dụng công vẽ cho giống làm gì, vì có cần nhiều đến kĩ thuật biểu hiện đâu. Có lẽ thế cũng rất hợp với anh, một người tự học rất nhiều.

Tranh của Twombly

Ngoài ra tôi còn biết, Nguyễn Hồng Phương thật ra sinh ngày 30 tháng 10 năm 1974. Các bạn vào xem, trong trang web này còn ghi rõ:

Còn đây là ảnh tư liệu tôi chụp cho chính xác tuyệt đối.

Còn theo giới thạo tin, cách đây không lâu facebook của anh vẫn ghi rõ ngày tháng năm sinh y như trên, nhưng nay chỉ còn mỗi ngày sinh tháng đẻ. Sao phải có tật giật mình thế Phương? Hãy cứ để mọi thứ tự nhiên như cũ đi. Anh có giấu đi thời điểm này trên facebook thì cũng có rất nhiều người trước đấy đã thực sự biết anh thế nào rồi.

Ngoài ra, nếu ai xem tranh của Nguyễn Hồng Phương, nhìn kỹ trên bức Bảng Đen sẽ thấy con số 30-10-1974 ở gần như chính giữa tranh…

 

Những cái bảng, 200 x 250 cm, chất liệu tổng hợp, 2010 – tranh Nguyễn Hồng Phương

Tôi không hiểu ban giám khảo, ban tổ chức nghĩ sao mà lại lựa chọn những tác phẩm đã biết rõ là bị ảnh hưởng vào vòng chung kết? Phải chăng một trong những tiêu chí của ban giám khảo là: “ Đề cao tính sáng tạo của các nước phát triển, và nêu bật những ảnh hưởng mang tính ngoại lai của các nền nghệ thuật đến mỹ thuật Việt Nam?”

Vẫn biết mỹ thuật có từ ngàn đời nay và chúng ta chỉ là những người đang học cách sử dụng các phương pháp mới từ bên ngoài du nhập vào, nhưng tại sao không có nhiều họa sĩ để tâm đến cuộc sống người Việt và nêu bật hơn nữa cái hồn phách người Việt? Vẽ cho ra người Việt khó thế sao?

*

Với trường hợp của Tuấn Tú –  ứng viên đang được công chúng yêu thích bằng facebook nhiều nhất. Họa sĩ này vẽ một loạt tác phẩm liên quan đến vấn đề giới tính thứ 3 mà Lý Trần Quỳnh Giang và trước đó là Trương Tân vẫn hay đề cập trong các tác phẩm của mình. Ngoài ra đây là đề tài mà trên thế giới cũng có nhiều họa sĩ khai thác một cách sâu sắc. Tuy nhiên điều đáng nói trong loạt tranh này của Tú là bút pháp và cách thể hiện quả là một cách tư duy hoàn toàn Tây hóa, từ cách trang trí họa tiết cho đến cách tạo hình những nét mặt dị hợm của… người phương Tây. Tôi không hiểu họa sĩ Việt mình để vẽ cho ra một chân dung dị hợm của người Việt khó thế sao? Hằng ngày tôi đi trên đường có tới hàng tá người mang nét mặt vô cùng dị hợm, nhưng vẫn rất Việt Nam. Tại sao bạn không tìm và chọn cho mình vài gương mặt mà thuê, hoặc nhờ, để họ làm mẫu cho mình? Sao cứ phải “tương” cách tạo hình của phương Tây và tranh ảnh mà bạn đã từng xem vào tranh thế?

 

Tranh của Phạm Tuấn Tú

Nếu nói về chủ đề đồng tính, theo tôi thấy, loạt tranh của Lý Trần Quỳnh Giang mang rõ nét Á Đông hơn và Việt hơn của Tú nhiều; độ quằn quại và sự biểu đạt của cảm xúc cũng sâu sắc hơn nhiều. Tôi không hiểu trong cuộc thi này có những tên tuổi đã từng đoạt các giải thưởng mỹ thuật trước đây như: Đỗ Tuấn Anh, Lý Trần Quỳnh Giang… Và một số tên tuổi đã thành danh như Nguyễn Mạnh Hùng… tham gia hay không. Nhưng tôi thấy buồn vì không thấy có tên họ trong danh sách những “ Tài năng nghệ thuật” dưới 35 tuổi, và công chúng nếu không biết, cứ nhìn vào cái danh sách của cuộc thi này rồi sẽ lầm tưởng đây là những họa sĩ hay nhất vào thời điểm này.

Đương nhiên trong một cuộc thi vẫn sẽ có người thẳng kẻ thua. Nhưng cái quan trọng nhất không phải là ai thắng ai. Theo tôi cần phải đặt ra một mục tiêu như này các bạn mới lớn hơn được, đó là: Ai sẽ là người cuối cùng chiến thắng chính mình?

*

Đến tác phẩm của Xuân Hoàng, anh dùng các vệt màu chuyển êm ái đồng tông, sử dụng những chiếc ghế làm chi tiết chính trong tranh của mình. Chi tiết ghế này cũng đã có vô vàn, chẳng còn gì mới mẻ trong tranh nữa, từ phương Tây với các danh họa như Vangogh. Ngay các họa sĩ Việt Nam cũng từng sử dụng ghế trong vô số triển lãm suốt những năm qua, như sắp đặt ghế với Dollar của giảng viên trường mỹ thuật Việt Nam, hay ghế trong Update của Phạm Huy Thông, và vô số các tác phẩm của Huy An… Ghế là chi tiết được dùng tràn lan và không có gì mới mẻ trong các triển lãm trước đây… Còn bút pháp và phong cách vẽ các vệt ngang của họa sĩ Xuân Hoàng này thì lại trùng với rất nhiều danh họa đương đại đã được đề cập trên Soi cách đây chưa lâu, có lẽ tôi cũng không cần bàn đến nhiều.

 

Tranh của Xuân Hoàng

*

Cuối cùng trong loạt này là tác phẩm của Nguyễn Thế Hùng, tác giả trẻ này vẽ tranh trên giấy dó (à có chút chất liệu truyền thống đây, họa tiết và gam màu cũng truyền thống luôn tuy làm người ta liên tưởng tới màu sắc Đinh Thị Thắm Poong). Nhưng cách tạo hình, mảng và nét thì lại bị lẫn lộn pha tạp đông tây kim cổ như một mớ hổ lốn. Trong tranh anh, cách tạo hình đọng lại nhiều nhất có lẽ chính là phần ảnh hưởng từ Picasso và Dali, cách bố cục cũng có nhiều điểm tương đồng với… các bác ấy, vì vậy theo tôi không cần bàn quá nhiều nữa làm gì,  hãy để các tác phẩm tự nó đối thoại với tác giả.

(còn tiếp)

*

Bài liên quan:

Những câu hỏi quanh giải Tài năng Hội họa 2010
– Thư ngỏ gửi quỹ CDEF
– Vẽ thế nào thì được giải?
– “Ta lần” này “vốt” cho ai?
– Vạn vô tâm? (phần 1)

Ý kiến - Thảo luận

19:01 Thursday,4.11.2010 Đăng bởi:  admin
Đúng đấy Hồng Phương ơi, nếu nói chuyện được thẳng với nhau thì tốt nhất, chứ các bạn choang nhau khiếp qua, Soi bắt buộc phải biên tập, không thì cuối cùng những lập luận hay ho bị chính những lời mắng mỏ nặng nề nhau che khuất mất, cuộc tranh luận sẽ không đi về đâu.
...xem tiếp
19:01 Thursday,4.11.2010 Đăng bởi:  admin
Đúng đấy Hồng Phương ơi, nếu nói chuyện được thẳng với nhau thì tốt nhất, chứ các bạn choang nhau khiếp qua, Soi bắt buộc phải biên tập, không thì cuối cùng những lập luận hay ho bị chính những lời mắng mỏ nặng nề nhau che khuất mất, cuộc tranh luận sẽ không đi về đâu. 
18:32 Thursday,4.11.2010 Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Phương
Một tư duy máy móc. Một đẳng cấp về khuôn mẫu nghệ thuật, một trình độ giỏi hơn Tâm Bút 1 tí, vì dám bảo Tâm Bút cmt với mọi người he he. Tôi học hết lớp 6 thôi nhưng có suy nghĩ: người ăn mày có giá trị của người ăn mày, người giàu có có giá trị của người giàu có, mọi thứ không so sánh khập khiễng như Trần Trung gì đâu. À hôm qua cmt của tớ với Trần Tr
...xem tiếp
18:32 Thursday,4.11.2010 Đăng bởi:  Nguyễn Hồng Phương
Một tư duy máy móc. Một đẳng cấp về khuôn mẫu nghệ thuật, một trình độ giỏi hơn Tâm Bút 1 tí, vì dám bảo Tâm Bút cmt với mọi người he he. Tôi học hết lớp 6 thôi nhưng có suy nghĩ: người ăn mày có giá trị của người ăn mày, người giàu có có giá trị của người giàu có, mọi thứ không so sánh khập khiễng như Trần Trung gì đâu. À hôm qua cmt của tớ với Trần Trung bị Soi cắt đi một đoạn chán quá vì rất hay với Trần Trung, nên từ nay mình gọi điện được không? Số điện 0985732273. Số điện dùng vĩnh cửu đó, của PHƯƠNG. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả