Mời các bạn xem qua một số hình ảnh về các dự án này. Một lúc nào đó, Soi sẽ xin giám tuyển Trần Lương nói rõ hơn về từng dự án: mục đích, cách tương tác, và những thu hoạch sau dự án ở cả người thực hiện lẫn người thụ hưởng.
1. Dự án mỏ Mạo Khê, năm 2001 (dài 2 tuần): 11 nghệ sĩ tham gia: Nguyễn Bảo Toàn, Hà Trí Hiếu, Lê Quảng Hà, Lê Hồng Thái, Đinh Quân, Đinh Công Đạt, Đào Anh Khánh, Phạm Ngọc Minh, Lê Vũ, Nguyễn Trí Mạnh, Trần Lương.
Nhóm 11 artist trước khi xuống hầm lò.
Hà Trí Hiếu và Đinh Quân vài phút sau khi từ hầm lò lên.
Họa sĩ Bảo Toàn hát bài ca người thợ lò tại bữa ăn sau khi vừa từ hầm lò lên.
Một đoạn tranh tường do Lê Hồng Thái vẽ trong 300 mét tranh tường của nhiều người trong nhóm vẽ.
Công nhân mỏ Mạo Khê.
2.
Dự ánNhững giọt nước – 2005: là dự án phát triển cộng đồng dài 5 tháng, nằm trong dự án SUMA thuộc bộ thủy sản, dùng nghệ thuật làm phương tiện để người dân thể hiện tiếng nói và đời sống của những vùng ngư dân nghèo và biệt lập nhất Việt Nam. Người trực tiếp quản lý dự án là nhà phát triển xã hội Chu Hữu Tráng, cùng sự tham gia của các nghệ sĩ Nguyễn Trí Mạnh, Vũ Hữu Thụy và các nghệ sĩ trẻ tham gia thiết kế triển lãm (địa phương cụ thể của dự án này là một số đảo ở Khánh Hòa).
Trần Lương, Chu Hữu Tráng và các cán bộ địa phương trên đường ra đảo.
Dòng chữ ông trưởng thôn khắc trên giếng dặn dò người dân đảo. (Đây là tiếng Việt viết theo thổ ngữ).
Nghệ sĩ Nguyễn Trí Mạnh hướng dẫn thiếu nhi địa phương sử dụng máy ảnh.
Dọn dẹp môi trường vào các buổi chiều.
Khai mạc triển lãm ở Hà Nội (và Nha Trang).
Chi tiết triển lãm.
Chi tiết triển lãm ở 29 Hàng Bài, Hà Nội.
3. Dự án Phnom Penh- Hanoi, 2006 (dài 2 tuần): Gồm 9 nghệ sĩ Việt Nam: Trương Tân, Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Trí Mạnh,Vũ Hữu Thụy, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Quang Huy, Lê Vũ, Nguyễn Minh Phước, Trần Lương đến Cambodia nghiên cứu và cộng tác với nghệ sĩ và sinh viên và dân địa phương, tổ chức các workshops, đi dã ngoại, tọa đàm và phối hợp làm tác phẩm. Cuối đợt có các tác phẩm trình diễn và triển lãm ảnh, sắp đặt…
Chuẩn bị tác phẩm trình diễn tương tác ở nơi công cộng. Tên tác phẩm: “Ông đi qua, bà đi lại”, concept: Trần Lương, với sự tham gia của 20 nghệ sĩ Việt Nam, Cambodia và quốc tế, dài 4 tiếng rưỡi tại công viên bờ sông Tong Lesap, trung tâm Phnom Penh, có tổng cộng trên 200 người qua đường tham gia.
Trình diễn “Ông di qua, bà đi lại” sau 3 tiếng (bắt đầu lúc 4:30 chiều, thời điểm của ảnh này là lúc 7:30 tối).
Trình diễn đôi của Trương Tân với nghệ sĩ Khmer trẻ Phe Sophon tại Rayum Cultural Institute – Phnom Penh.
Vui vẻ ở bar-karaoke với các bạn Cambodia.
Tại quán cafe Việt ở Phnom Penh. Từ trái qua phải: Nguyễn Thúy Hằng, Trương Tân, Nguyễn Trí Mạnh, Nguyễn Quang Huy, Lê Vũ, Nguyễn Minh Thành, và người ngồi sau Thành là Vũ Hữu Thụy.
...xem tiếp