|
|
|
|||||||||||||
Soi họcBài học Chủ nhật: Cupid và Psyche – tàng hình trong đêm động phòng (kỳ 2) 15. 01. 12 - 7:29 amPha Lê
Ở bài học trước, Psyche bị bỏ lại trên núi, trông rất tội. Chuyện gì diễn ra tiếp theo? Trong lúc Psyche ngồi khóc một mình, thì thần gió Tây Zephyrus hiện ra (chứ không phải bụt nhé). Thần này cũng không hỏi “Vì sao con khóc”, mà nổi gió nâng Psyche lên, và đưa nàng xuống một bãi cỏ xanh đầy hoa ở một thung lũng bên dưới. Nàng cảm thấy dễ chịu, quên hết mọi lo lắng sợ hãi, và ngủ thiếp đi.
Sáng tỉnh dậy, nàng thấy trước mặt mình là một rừng cây ăn trái, cạnh đấy còn có một dòng suối nhỏ chạy quanh, với làn nước mát trong vắt. Ở chính giữa khu rừng, ngay cạnh dòng suối, là một tòa lâu đài tráng lệ. Chỉ cần liếc nhìn thì cũng biết rằng tòa lâu đài này không phải của người thường, mà chắn chắn phải là chỗ ở của một vị thánh nào đó. Lâu đài có trần cao ngất ngưởng, làm bằng gỗ chanh và ngà voi, cột trụ thì bằng vàng, tường thì được chạm bạc. Đặc biệt, toàn bộ sàn được khảm ngọc, và các viên ngọc nhỏ li ti nhiều màu này được ghép lại với nhau để tạo thành các bức tranh tuyệt đẹp. Nói thêm chút, thời La Mã, rất nhiều các ông vua bà chúa xây dinh thự phỏng theo lời tả về tòa lâu đài mà Cupid xây cho Psyche này. Họ lấy các tảng đá nhiều màu, đập và mài thành từng viên nhỏ, rồi gắn trên sàn để tạo thành tranh (thường là tranh thần thoại). Phong cách trên thực ra đã có từ trước, nhưng sau khi có tích thì nó thành mốt. Các lâu đài cổ ở Ý và các nước lân cận như Tây Ban Nha vẫn còn sót lại các loại sàn kiểu này.
Trở lại với bài học. Psyche hí hửng thăm quan lâu đài. Chỗ nào cũng đẹp, thậm chí, trong kho còn chất một đống kho báu (đủ để nuôi mấy nước nghèo). Đang há hốc mồm kinh ngạc, Psyche nghe thấy một tiếng nói vang vọng. “Tại sao công chúa lại phí thời giờ nhìn ngắm đống của cải này? Tất cả châu báu ở đây là của công chúa. Hãy về phòng, để sự mệt mỏi nghỉ ngơi trên giường, và đi tắm nếu thích. Chúng tôi là người hầu của công chúa, Sau khi công chúa sửa soạn xong, chúng tôi sẽ dọn tiệc thiết đãi.” Dù chỉ nghe thấy giọng chứ chả thấy mặt mũi ai, vì toàn bộ người hầu của nàng đều tàng hình, nhưng Psyche cảm thấy phấn chấn hẳn ra. Có lẽ nàng đoán rằng chồng tương lai chẳng phải… quái vật như lời tiên tri. Nàng đi tắm, sau đó được phục vụ một bữa tiệc thịnh soạn, với đầy đủ các nghệ sĩ đàn hát cho nàng nghe.
Vụ “tàng hình” này cứ thế tiếp diễn, ngay cả trong đêm… tân hôn (ừ thì cũng chưa hẳn cưới chính thức, ông ngoại Zeus đã đồng ý đâu, nhưng cứ gọi vợ chồng đi cho nó dễ kêu, “người tình bí mật” thấy dài dòng quá, lại chẳng thơ mộng). Cupid tiến đến cạnh giường Psyche, và nàng nghe thấy tiếng Cupid cũng như chạm được vào người Cupid, nhưng không thấy mặt mũi gì. Dĩ nhiên, đôi lúc chả cần nhìn thấy đường để làm được những chuyện trọng đại, nên đêm tân hôn diễn ra êm xuôi. Psyche không thấy được dung nhan của chồng nên cũng lấy làm lạ, nhưng nàng lờ mờ đoán rằng chồng mình là thần, thành ra cũng không bắt bẻ này nọ. Cupid đến với nàng mỗi đêm, nhưng lúc nào chàng cũng lẻn mất lúc trời còn chưa sáng.
Kiểu “sống chung nhưng chả thấy mặt chàng đâu” liệu có còn kéo dài? Liệu Psyche có chịu nổi? Chuyện còn lắm éo le, chủ nhật tuần sau sẽ học tiếp.
* Bài liên quan: – Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn? Ý kiến - Thảo luận
13:51
Thursday,21.3.2013
Đăng bởi:
dilettant
13:51
Thursday,21.3.2013
Đăng bởi:
dilettant
Theo Pha Lê thì tìm hình cho các bài không dễ. Vậy là Pha Lê có ý trước rồi mới tìm hình minh họa?
8:51
Sunday,15.1.2012
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Càng nhớn, đồng chí Cu-pít càng hành xử như khách làng chơi. Chả đáng yêu như hồi cháu-ngoan-nhi-đồng.
Trong câu chiện này, ngẫm cảnh phòng the không nhìn thấy "đối phương", cũng hãi, nhẩy? (Nhỡ đối phương là MA thì sao? Kinh chết). Thế mới biết quyền lực của họa sĩ: Bắt mặc quần, phải mặc quần, Cho tung-hê mới được phần tung-hê...(hế hế...) Chị Pha ...xem tiếp
8:51
Sunday,15.1.2012
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Càng nhớn, đồng chí Cu-pít càng hành xử như khách làng chơi. Chả đáng yêu như hồi cháu-ngoan-nhi-đồng.
Trong câu chiện này, ngẫm cảnh phòng the không nhìn thấy "đối phương", cũng hãi, nhẩy? (Nhỡ đối phương là MA thì sao? Kinh chết). Thế mới biết quyền lực của họa sĩ: Bắt mặc quần, phải mặc quần, Cho tung-hê mới được phần tung-hê...(hế hế...) Chị Pha-Lê ơi! Thế liệu về sau các họa sĩ làng ta có tả đương-sự (có lẽ họ Sở?) trong bối cảnh thượng thọ, râu ria búa xua biến thành ông Cụ-Pít không? Mông lung ghê gớm ! Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Theo Pha Lê thì tìm hình cho các bài không dễ. Vậy là Pha Lê có ý trước rồi mới tìm hình minh họa?
Thực ra việc "những kẻ chinh phục là những kẻ bỏ chạy", cũng lô gich thôi. Anh thì đã hết đạn, mà "đối phương" thì còn sung mãn hơn khi tỉnh dậy (nhất là l&
...xem tiếp