|
|
|
|||||||||||||
Soi họcBài học Chủ nhật: Những tiên nữ ác ôn kỳ 2 – Các tiên rừng và một chàng ngốc 06. 05. 12 - 5:36 amPha Lê
Sau khi học bài về các nàng tiên nước, bây giờ chúng ta nghiên cứu tiếp các nàng tiên rừng, rừng ở đây chủ yếu là các loài cây, không có hoa, vì tiên (Nymph) trong tích Hy Lạp đều là phụ nữ, mà phụ nữ trong tích cổ hiếm khi gắn với hoa, chỉ có đàn ông mới hay bị biến thành hoa (như Adonis biến thành Anemone, Hyacinthos biến thành Lan Dạ Hương); trong khi đó, đàn bà bị biến thành cây (như Myrrha biến thành cây Sim, Daphne biến thành cây Nguyệt Quế). Nghe hơi ngược đời, nhưng tích nó vậy. Các nàng tiên rừng cũng dâm đãng y chang mấy nàng tiên nước, hồi đó ai đi rừng mà không quay về thì dân chúng sẽ nói rằng chàng ấy bị tiên bắt cóc. Sau đây là các loại tiên rừng, kèm theo tích về một chàng ngốc. Hamadryades Hamadryades là tiên cây, mỗi cây lớn (hoặc cây quý) tượng trưng cho linh hồn của một nàng tiên, số phận của nàng cũng gắn liền với cây, khi cây bị đốn hay chết già, nàng cũng sẽ chết theo. Dân Hy Lạp xưa rất ngại chặt phá cây lớn, cây quý, vì như thế là “sát tiên”, và chắc chắn nếu giết tiên thì họ sẽ mắc điềm xấu, bị quả báo. Chả bù với ngày nay, lâm tặc cứ thế phá rừng, làm bao nhiêu người phải chịu cảnh trái đất nóng dần lên. Tóm lược sơ sơ thì có mấy loại Hamadryades này (ai biết thêm xin mời bổ sung cho SOI nhé): Karya – tiên sống trong cây óc chó Aigeiros – sống trong cây bạch dương đen Syke – sống trong cây sung Balanos – sống trong cây sồi Kraneia – sống trong cây sơn thù Ptelea – sống trong cây đu Morea – sống trong cây dâu tằm Ampelos – sống trong cây nho
Dryades Dryades là tiên rừng, nói chung là linh hồn của cả khu rừng, ‘sếp’ của các tiên cây. Trái với các nàng tiên khác, Dryades bất tử – ý nói rừng không bao giờ chết. Tội nghiệp người Hy Lạp xưa, không biết được rằng vào thể kỷ 21 thì rừng thi nhau biến mất do bị chặt phá.
Hesperides Trên thế giới chỉ có đúng 3 nàng Hesperides, và 3 nàng này rất đặc biệt. Sơ yếu lý lịch của các nàng khá khác nhau tùy theo sách, Hesiod nói 3 nàng là con của nữ Titan Nyx (Màn đêm) và không có bố, Hyginus thì nói họ là con của Nyx và nam thần Titan tên Erebos (Bóng tối), Diodorus thì nói họ là con của Atlas. Chúng ta sẽ biết thêm về Hesperides qua bài thần sức mạnh Hercules sau này. Còn bây giờ, kể tóm gọn: 3 nàng được Hera giao cho nhiệm vụ trông coi cây táo vàng – một cây cực quý, do đất mẹ Gaia tặng cho Hera khi bà thần về làm vợ ông Zeus. Quả táo vàng chữa bách bệnh, thậm chí ai ăn táo sẽ được trường sinh bất tử. Vì cây quý quá nên lâu lâu 3 nàng Hesperides lén hái táo ăn vụng. Bực mình, Hera gửi con rồng trăm đầu tên Ladon tới chỗ mấy nàng để dằn mặt, nàng nào dám ăn vụng nữa là rồng sẽ xơi tái.
Meliae Meliae là tiên sống trong cây tần bì (ash tree). Nhưng họ không cùng loại với Hamadryades, dù cũng sống trong cây. Theo nhà thơ Hesiod, thì khi Cronus cắt của quý của cha Uranus, của quý đó sinh ra Venus, còn máu thì sinh ra các nàng Meliae và 3 nàng Erinyes (từng giới thiệu trong bài về Iphigenia). Bởi vậy cây tần bì là cây thiêng đối với dân Hy Lạp, chúng tượng trưng cho máu của Uranus tối cao. Maliades Heliades Các nàng này là chị gái của một tên ngốc, tên ngốc đó là Phaethon. Nhìn chung thì ai cũng đồng ý rằng Phaethon và các chị là con của thần mặt trời Helios và Clymene – một tiên đại dương. Riêng có Ovid phán họ là con của Apollo, vì vào thời Ovid sống, Apollo đã lên thay Helios để làm thần mặt trời. Phaethon còn nhỏ, mặt búng ra sữa nhưng hăng máu, một mực xin bố cho mình leo lên chiếc xe ngựa chiến (chariot) của ông để kéo mặt trời lên (Helios nhận nhiệm vụ dùng xe kéo mặt trời vào mỗi ngày). Đây là công việc của người lớn, quá sức so với chàng trai còn non yếu như Phaethon, nên Helios từ chối không cho con cầm cương. Khổ nỗi, cậu vùng vằng không chịu (giống cảnh các công tử bột đòi bố mẹ cho lái xe hơi). Thế là Helios phải nhượng bộ, giao xe cho con. Phaethon hí hửng dùng roi quất ngựa chạy, nhưng cậu quá yếu nên lạc tay lái, khiến mặt trời rớt xuống đất, đốt cháy cả một vùng, Zeus thấy hạ giới đang lâm nguy nên dùng sét đánh Phaethon chết rồi trả mặt trời lại chỗ cũ. Các chị của cậu thương em trai quá, khóc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ. Tiếng khóc của các nàng làm mấy vị thần trên Olympia bực mình, nên họ biến các nàng thành cây bạch dương, còn nước mắt của các nàng thì trở thành hổ phách (chắc tại hồi xưa không có bệnh viện điều trị tâm lý nên mấy vị thần phải làm thế).
Tích về các nàng tiên rừng cũng thú vị đấy chứ, vẫn còn nhiều loại tiên khác, kỳ sau chúng ta sẽ học tiếp.
* Bài liên quan: – Bài học Chủ nhật: THẦN VỆ NỮ – Gái không mẹ hay kẻ lăng loàn?
Ý kiến - Thảo luận
19:58
Tuesday,19.4.2016
Đăng bởi:
Trắng
19:58
Tuesday,19.4.2016
Đăng bởi:
Trắng
Hay quá, chị Pha Lê biết rõ về Thần thoại Hy Lạp quá, ngưỡng mộ..
23:01
Thursday,21.3.2013
Đăng bởi:
dilettant
Đọc thì không thấy các tiên nữ cây ác ôn (mà cũng không thấy dâm đãng), vậy là bài được "giật tít", hoặc vì các vị thần tiên khác ác hơn? Thấy thiện cảm với các tiên nữ, nhất là họ đã bị người tàn sát. Đúng như Pha Lê viết, tranh tiên
...xem tiếp
23:01
Thursday,21.3.2013
Đăng bởi:
dilettant
Đọc thì không thấy các tiên nữ cây ác ôn (mà cũng không thấy dâm đãng), vậy là bài được "giật tít", hoặc vì các vị thần tiên khác ác hơn? Thấy thiện cảm với các tiên nữ, nhất là họ đã bị người tàn sát. Đúng như Pha Lê viết, tranh tiên cây cản tiều phu có lẽ đạt nhất trong các tranh "cổ động" bảo về rừng, cây.
Tranh vẫn đẹp quá, lại gần như không bị "giông giống" nhau. Hồi nhỏ xem truyện tranh về chàng trai kéo mặt trời (tiếng Việt? Còn nhớ là hình rất đẹp, hay là tiếng Pháp) rất ấn tượng. Đêm nay chắc lại mơ thấy chuyện ấy, không hiểu có giống hồi trẻ con. Cảm ơn vì có đà cho ngủ ngon. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp