Họa sỹ của chúng ta đã vợ con nhiều, không học cao học, cũng không đi dạy mà chuyên cần vẽ tranh Bờ Hồ bán rất chạy; nhiều người biết, gọi là họa sỹ được rồi!
Có tiền và rất nhiều tiền, chàng mua dần những mảnh đất xung quanh nhà bố mẹ, đến khi mua hết cả ngõ thì đập bỏ phục hồi lại nguyên vẹn ngôi biệt thự ngày xưa, thuê kiến trúc sư phục chế sơn trắng phau, đắp nhiều phào chỉ hoa văn quá, hàng phố đặt cho cái nick “villa mô-ca-bơ”! Trải qua đến đời vợ thứ ba là thầy dạy aerobic trẻ măng có bằng kinh tế, nàng đòi hỏi một phòng tập rộng 300m và kiên quyết toa-lét phải to hơn bếp, họa sĩ bèn đập nốt ngôi nhà cổ xây chất ngất bảy tầng kiên cố, vẫn đầy đủ đôi nghê đá to lù ngoài cổng, thêm đôi chóp củ tỏi nghìn lẻ một đêm trên nóc. Nhà to vừa để ở vừa làm xưởng sản xuất tranh, còn thừa tầng nào thì cho thuê. Và cái tranh tai họa ngày nào nghiễm nhiên được treo chễm chệ ở phòng khách rộng rãi sáng sủa, để chủ nhân có cái mà tự hào với khách khứa… Tranh hàng bán ngay khi còn ướt, người người nườm nượp trèo lên tầng bảy rinh về những cái toan đắp nhoe nhoét xanh đỏ như bánh ga-tô, hòng bán kiếm lấy ít lời. Thời điểm đó tranh kiểu deco đang mốt, mấy thằng Tây làm thuê ở Sing-ga-po, Hồng Kông mua về làm tài sản cho đám vợ lẽ con thêm…
Bỗng cơn suy thoát kinh tế ập đến, chẳng còn tiền cũng như khách nào mà mua tranh theo mốt, họa sỹ của chúng ta vẫn yên ấm với đùm tiền gửi bank, thêm mấy miếng đất còn sót lại sau một hồi mua đi bán lại, to nhỏ đủ cả, đủ để chia cho lũ con bắt đầu biết tranh nhau. Chàng bắt đầu nhàn nhã đi câu, đi đánh golf, đi xem kịch. Ở nhà hát kịch có một phòng tranh sưu tập lớn, mà chàng xem đi xem lại mấy lần mới gặp bà chủ và nhận ra không phải ai xa lạ, chính cô bạn cùng lớp ngày xưa! Nàng vẫn theo dõi cả quá trình nổi tiếng và thu hoạch trong cơn lốc thị trường của chàng, nhưng không bao giờ tìm đến nhờ vả, mua bán. Họa sĩ cũng nghe loáng thoáng tên nàng trong giới, nhưng óc còn đang mải tính kế quây bắt mấy em gallery mới mở, nên quên phắt đi. Nàng đã đi con đường khác, tìm đến những người làm nghệ thuật có chính kiến, chất phác và cả cực đoan nữa.
Cuộc gặp mặt nói chuyện gây cho họa sĩ xúc cảm phấn chấn. Và lại thêm một lần quyết định quay lại với những ước vọng vẫn còn chôn kín. Chàng vội đi mua sách vở về nghiên cứu, bỏ hẳn lối tranh Bờ Hồ, đuổi tất cả thợ thuyền và tuyệt giao luôn với đám họa sĩ thị trường, vẽ lại dòng tranh ngày còn đi học. Mỗi khi vào mạch, chàng lại làm một hơi mấy bức theo phong cách tranh Khởi Thủy vẫn treo ở phòng khách, vì ý tứ nó sâu sắc nên càng vẽ càng thấy hứng thú, ngoảnh đi ngoảnh lại cũng được một triển lãm hay. Vợ con hân hoan bạn bè hởn hở, chàng in sách in giấy mời to đẹp, chọn ngày tốt khai mạc cái solo đầu tiên, trong đời vẽ…
Nhà giàu trồng lau ra mía, tiền vung ra thì thôi rồi đài báo om sòm đưa tin chụp ảnh, vui lắm. Duyên may thế nào lại gặp lúc Việt kiều hồi hương là thằng bạn cùng khóa học lý luận nhưng đi Đức nghiên cứu sinh, giờ nổi tiếng quốc tế, về trước khai mạc có 24 giờ, nhưng đã kịp viết cho một bài hay tuyệt. Văn phong điềm đạm, phê bình rất chuẩn, tập trung vào bức tranh Khởi Thủy nhiều năm trước, và phân tích cặn kẽ nguồn cảm hứng để có phòng tranh ngày hôm nay… Chao ôi vui sướng xiết bao, viết thế mới là viết chứ! Sẵn khí thế, chàng ta đề giá cao ngất hẳn lên, gấp 20 lần cùng size những tranh hàng mới gần đây vẫn bán. Thằng bạn ca cẩm, gàn rằng thế vẫn là thấp, chàng bảo “Thôi trót ghi vào sổ cho vợ cầm đi rồi, kệ, ai thích thì tớ tặng tranh còn được cơ mà!” Thật là cảm động, trong không khí lúc ấy cũng thấy có nghệ thuật vậy…
Thế nhưng… ảnh tranh và bài viết kia bỗng dưng có bạn nào (chắc vì yêu mến) post lên trang mạng Xét.com.vn. Thế là bao nhiêu Sherlock Holmes nghiệp dư chuyên comment trên ấy lôi đâu được rất nhiều hình ảnh tranh Bờ Hồ mà chàng đăng quảng cáo trên báo Vietnam Airlines ra, so sánh, bình luận, gọi chàng là “treo đầu dê bán thịt chó”, “kim thiền thoát xác”, “cáo mượn oai hùm” vân vân… chửi chàng ào ào như vũ bão, ròng rã hàng tuần liền. Báo chí ngửi thấy mùi lá cải, cũng nghiêm trọng đăng bài và tất nhiên vô số các em người nhái cạnh tranh cũng nhảy vào xỉa xói…
Một buổi sáng, gia nhân phát hiện thấy chàng biến mất, bức tranh lớn trong phòng khách chỉ còn trơ khung và xát xi. Chàng đi đâu được nhỉ? Mà chàng có tiền thì đi đâu chả được?
Chàng mang theo bức tranh định mệnh, đi tìm lại ý nghĩa đích thực cuộc đời mình. Sau này con cái chúng ta có thể sẽ nhắc tên chàng như tên danh họa đấy, nhưng giờ thì chẳng ai buồn nhớ đến chàng nữa, vì mọi người còn mải tập trung vào các hot boy, hot girl mới…
Nhưng từ đó, các nhà phê bình nghệ thuật không còn viết thật lòng. Họ hoặc lên núi ở, hoặc viết nhạt toẹt, hay giả vờ ngô ngọng… để khỏi làm hỏng thêm những cuộc đời vốn đã quá nhiều gian lao và bi hài kịch.
Dưới đây tôi tạm (lược) dịch một trong những đoạn tôi cho là hay nhất từ tiểu thuyết "Tác phẩm" (1886) của Émile Zola. Vì cuốn tiểu thuyết này mà ông đã bị bạn chí cốt là Paul Cézanne tuyệt giao vì Cézanne cho rằng Zola đã chế giễu mình.
Tôi tạm gọi ...xem tiếp
16:07Friday,22.3.2013Đăng bởi: Nguyễn Đình Đăng
Dưới đây tôi tạm (lược) dịch một trong những đoạn tôi cho là hay nhất từ tiểu thuyết "Tác phẩm" (1886) của Émile Zola. Vì cuốn tiểu thuyết này mà ông đã bị bạn chí cốt là Paul Cézanne tuyệt giao vì Cézanne cho rằng Zola đã chế giễu mình.
Tôi tạm gọi đoạn này là "Cái chết của họa sĩ".
[Anh ghì lấy nàng một cách tuyệt vọng, nức nở lắp bắp:
"Đúng là ta đã có ý nghĩ ghê sợ đó, nếu không vì bức tranh chưa xong này thì ta đã quyên sinh rồi. Nhưng liệu ta có thể sống khi không còn gì để làm nữa? Làm sao ta sống, sau những gì mà ta vừa làm hỏng?”
"Em sẽ yêu ông, và ông sẽ sống.”
“Ôi! Em sẽ không bao giờ yêu ta đủ - Ta hiểu mình mà. Ta cần một niềm vui sướng không hiện hữu, một cái gì đó làm ta quên đi mọi sự. Lực bất tòng tâm rồi em ạ. Em không làm gì được đâu!”
"Được chứ, được chứ, ông thấy ngay bây giờ đây này... Em ôm ông, em hôn ông lên mắt, lên miệng, lên khắp chỗ trên người ông. Em hà hơi sưởi ấm ông, kẹp đùi em vào đùi ông, luồn tay xoa bụng ông, em sẽ làm hơi thở của ông, máu thịt của ông."
Lần này anh bị chinh phục, anh cháy rực cùng nàng, ẩn náu vào trong nàng, vùi đầu vào ngực nàng, hôn khắp người nàng.
"Phải, hãy cứu ta! Hãy cứu ta, nếu em không muốn ta tự vẫn! Hãy tạo ra hạnh phúc, một hạnhh phúc có thể giữ chân ta lại... Hãy ru ngủ ta, triệt tiêu ta, để ta trở thành đồ vật, thành nô lệ của em, bé nhỏ nằm dưới chân em, chui vào dép em. Ôi! Tụt xuống tới đó, chỉ sống bằng mùi hương của em, ngoan ngoãn vâng lời em như một con chó nghe lời chủ, ăn, chiếm hữu em, và ngủ - nếu ta có thể, nếu ta có thể!”
Nàng kêu lên với giọng của kẻ chiến thắng: "Cuối cùng em là của ông rồi! Chỉ còn em là ở lại với ông, con kia (nhân vật nữ khỏa thân trong tranh Claude đang vẽ – N.D.) xem như chết rồi!”
Và nàng kéo anh khỏi bức tranh bức tranh đáng nguyền rủa, reo lên, đắc thắng lôi anh về phòng. Trên cái thang, cây nến, cháy đã gần hết, leo lét một lát, rồi tắt ngấm.
Chuông đồng hồ điểm năm giờ sáng, vẫn chưa một ánh ngày ló ra trên bầu trời tháng mười một mù sương. Và tất cả lại rơi vào màn đêm lạnh lẽo.
(…)
Bình minh đến khi Christine sung sướng say ngủ trong tay Claude, đùi áp vào anh, chân quàng lên chân anh như thể để tự trấn an rằng anh sẽ không trốn thoát nữa. Đầu gối lên ngực anh, nàng thở nhẹ nhàng, một nụ cười thoảng trên môi. Anh nhắm mắt lại, nhưng rồi bất chấp sự mệt mỏi rã rời, lại mở mắt ra, nhìn vào bóng tối. Giấc ngủ đã trốn khỏi anh, và những ý nghĩ mông lung đầu độc lại xâm chiếm tâm trí anh khiến toàn thân run lên. Khi ánh ngày vừa rạng, vàng khè hoen ố, như một đám bùn lỏng toé lên kính cửa sổ, anh bỗng hình như nghe thấy có tiếng gọi mình từ cuối phòng vẽ vẳng tới. Rồi, không cưỡng nổi, dù đã bị quên lãng sau vài giờ ngắn ngủi, tất cả những ý nghĩ trước kia đột nhiên quay lại, ngập tràn và hành hạ anh, bóp má xiết hàm anh tới ghê tởm. Hai nếp nhăn cay đắng hằn lên khiến vẻ mặt anh trông như của một lão già. Cái đùi đàn bà đang vắt lên người anh bây giờ nặng như chì; anh phải chịu đựng như một sự trừng phạt, như một bánh xe cán qua đầu gối, như những tội lỗi không chuộc lại được. Và cái đầu đang đè lên anh một sức nặng khổng lồ như làm tim anh ngừng đập (…) Đột nhiên tiếng nói từ cuối phòng vẽ lại vang lên khẩn thiết gọi anh lần thứ hai. Thế là anh quyết định: hết cả rồi, anh đã phải chịu đựng quá nhiều, anh không thể tiếp tục sống, vì tất cả là lừa dối và không có gì tốt cả. Đầu tiên, anh trút đầu Christine, vẫn đang mỉm cười mơ hồ, khỏi vai mình. Sau đó vô cùng cẩn trọng, anh từ từ rút chân mình ra khỏi cái đùi đang kìm kẹp (…) Cuối cùng anh đã bẻ gãy xiềng xích, anh đã tự do. Tiếng gọi lần thứ ba vang lên, anh đứng dậy và vừa đi sang phòng vẽ vừa nói:
"Vâng, vâng, ta đến bây giờ đây.”
Bầu trời vẫn mù sương, bẩn và thê lương, một trong những buổi bình minh mùa đông ảm đạm; một giờ sau đó Christine thức giấc bởi một cơn rùng mình lạnh lẽo. Nàng không hiểu vì sao nàng chỉ có một mình. Sau đó, nàng nhớ lại đã ngủ vùi, áp má mình vào tim anh, chân quấn lấy chân anh. Làm thế mà anh đã bỏ nàng lại? Anh đi đâu rồi? Đột nhiên, người rét cóng, nàng nhảy ra khỏi giường và chạy vào studio. Chúa ơi! Có phải ông ấy lại quay lại với con kia rồi chăng? Nó lại chiếm hữu ông ấy nữa chăng, khi nàng tưởng mình đã hoàn toàn chinh phục được anh vĩnh viễn.
Thoạt tiên nàng không nhìn thấy gì cả, phòng vẽ trông như bị bỏ hoang trong ánh ngày âm u lạnh lẽo. Nhưng, trong khi yên tâm khi không thấy ai ở đó, nàng ngước mắt lên bức tranh, và một tiếng kêu khủng khiếp buột ra từ miệng nàng há hốc kinh sợ:
"Ông Claude, trời ơi! ông Claude!”
Claude đã treo cổ tự vẫn trên cái thang lớn trước bức tranh vẽ hỏng của mình. Anh đã lấy một trong những sợi thừng dùng để cột khung tranh vào tường, trèo lên thang thắt dây vào cái xà ngang bằng gỗ sồi mà trước đó anh đã đóng đinh để gia cố những chiếc cột dọc. Thế rồi, từ trên cao, anh đã gieo mình vào không trung. Anh lơ lửng ở đó, mặc áo sơ mi, đôi chân trần, lưỡi đen thè lè, trông khủng khiếp, đôi mắt đỏ ngầu lòi ra khỏi tròng; thân hình cứng nhắc bất động của anh dường như dài ra kinh khủng, mặt anh ngoảnh về bức tranh, ngay trước người phụ nữ khỏa thân mà từ cửa mình nở một bông hồng bí ẩn, như thể anh đã thổi linh hồn mình vào nàng qua hơi thở hổn hển cuối cùng, và như thể anh vẫn còn nhìn nàng bằng cặp mắt bất động.]
Dưới đây tôi tạm (lược) dịch một trong những đoạn tôi cho là hay nhất từ tiểu thuyết "Tác phẩm" (1886) của Émile Zola. Vì cuốn tiểu thuyết này mà ông đã bị bạn chí cốt là Paul Cézanne tuyệt giao vì Cézanne cho rằng Zola đã chế giễu mình.
Tôi tạm gọi
...xem tiếp