|
|
|
|||||||||||||
Đi & ỞĂn chay nằm mộng lưng trời… 18. 02. 14 - 10:42 amLinh CaoĂn chay thường gắn với “nằm mộng” hoặc “niệm Phật”. Chắc có lẽ bởi người tu hành không chỉ hấp thu chất dinh dưỡng qua đồ ăn chay, mà còn tiếp nhận năng lượng tâm linh và khí lực của Đạo pháp nữa. Các món chay cũng rất phong phú và bổ dưỡng. Mình đã có dịp lên núi, vãn cảnh một am Thiền, đi cùng một chị cư sỹ với mấy cô hoạ sỹ đi vẽ, làm khách thập phương nhưng là khách quý của cụ chủ trì. Do cụ thích tranh, cụ vời chị cư sỹ vốn là một hoạ sỹ amateur, lên đọc kinh thỉnh giáo. Ở chùa hai ngày, mình quét sạch gác chuông, bày biện giúp mấy bức tranh giấy dó quanh vách, và xin một bông hoa nhài mới hé trong vườn, thả cùng cành lá vào một cái bát, học thưởng thức tao nhã chay tịnh qua bộ ấm trà đất sành cùng tiếng chim hót nhẹ nhàng xen vào tiếng tụng kinh trong mùi hương trầm từ gian thờ Tổ. Sẽ chẳng bao giờ, trong các satna sau này, mình quên hạnh ngộ ấy. Một không gian thật đơn sơ và tinh khiết . Ngày xưa vua chúa đã từng gửi các công chúa hoàng tử lên chính gian nhà này, gác chuông này, để học về đạo về đời, viết chữ tập tranh, và cũng dán lên vách gỗ bạc phếch xiêu vẹo kia. Có bao nhiêu đời tiểu đã xách nước rửa bậc đá này, đã trèo lên thỉnh chuông chiều ngân nga trong thinh vắng? Chốn linh thiêng, thời gian như đọng lại trong một giọt sương, trong một làn gió. Và tất cả cây cối hoa lá thì thầm nói chuyện toàn bằng thơ , thứ thơ óng ánh như là nắng ấm áp chiếu rọi từ trong tâm hồn mình chiếu ra, hoan hỷ và an lành. Tha thẩn mãi rồi cũng xế trưa, mình đi tìm mùi khói bếp, thấy mấy vãi người thì xếp mâm, người đang đảo cháy trong nồi cơm. Cơm chay đãi khách có thêm món ruốc chân nấm và ngô luộc. Còn cơ bản vẫn là đậu phụ nướng, rau muống chấm tương và lạc tươi rim. Tương chùa tự làm, các bà vãi răng đen nhánh béo tốt biết cách giữ tương để ăn quanh năm. Họ đi chợ từ sáng sớm, cơm nước cho gia đình riêng rồi mới lên chùa giúp rập các việc, chủ yếu là bữa cơm trưa. Nấu một lần thôi, buổi chiều nhà chùa thường chỉ đun nước pha trà, và đến tối thì ăn nốt những gì còn lại từ bữa trưa, hoặc xơi oản xin lộc và hoa quả do các người đến lễ cúng dường để lại. Bữa cơm thân ái và nhường nhịn, các vãi ăn với chú tiểu, mâm nào cũng có bát nước rau luộc to vắt chanh, thêm bát cà pháo muối nén bẹp mà ròn tan. Bọn con gái ăn ngon miệng, cười ngượng vét nồi soàn soạt. Ăn xong mỗi đứa tay cầm miếng cháy, tay cầm tăm ra vườn rì rầm buôn chuyện. Sư cụ gọi vào uống trà. Trà là nụ vối với hoa ngâu hoa cúc khô, thơm ngát, uống vào tỉnh ngủ mà không xót ruột. Cả bọn tản ra đi vẽ , mình đi ngắm cảnh và lo rửa bút cho chị em. Chúng vẽ say sưa, sư cụ đứng xem bên cạnh gật đầu khen tươi lắm. Chữ “tươi” cụ dùng thật đắt. Mấy đứa ranh con vẽ đã ra gi đâu, chê xấu thì chúng mất hứng mà khen đẹp thì chẳng phải! Cảm xúc tươi đẹp, chay tịnh theo mình về đến tận Hà Nội. Mình kể ra câu chuyện nhân một ngày xuân, mưa rả rích từ đêm qua đến giờ vẫn chưa nguôi. Lại sắp đến một mùa hạ nữa rồi… * Cùng một người viết: - Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy… - Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu - Việc ấy không cần nhiều tiền, - Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu - Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu - Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân - Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn - Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ - Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh - Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra… - Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá… - Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo? - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2): - Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn - Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua - Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3): - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4): - Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh… - Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm - Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5): - Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6): - 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt - Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo - Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan - “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…” - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7): - Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8): - Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ Ý kiến - Thảo luận
23:54
Tuesday,18.2.2014
Đăng bởi:
Nghiêm Toàn
23:54
Tuesday,18.2.2014
Đăng bởi:
Nghiêm Toàn
Hi, bữa nay tự dưng thấy hắt hơi liên tục, tưởng do gió mùa Đông Bắc về, ai dè đâu là bạn Mở ngoặc nói xấu mình :).
Nghe bạn nhắc chuyện bài vở mình vừa vui vừa ngượng, tại độ này bánh chưng giò chả vẫn còn dư âm nên đầu óc vẫn chưa hoạt động mấy, hy vọng sớm có vài bài giới thiệu nhỏ để khởi động, mong bạn Mở ngoặc và mọi người ủng hộ đọc dùm :)
23:08
Tuesday,18.2.2014
Đăng bởi:
mở ngoặc
hi hi.. Ngiêm Tòan đừng zận nhé, chỉ là kích chút xíu để Tòan viết bài cho Soi, lâu rồi chả thấy bài nào ;-)
...xem tiếp
23:08
Tuesday,18.2.2014
Đăng bởi:
mở ngoặc
hi hi.. Ngiêm Tòan đừng zận nhé, chỉ là kích chút xíu để Tòan viết bài cho Soi, lâu rồi chả thấy bài nào ;-)
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Nghe bạn nhắc chuyện bài vở mình vừa vui vừa ngượng, tại độ này bánh chưng giò chả vẫn còn dư âm nên đầu óc vẫn chưa hoạt động mấy, hy vọng sớm có v&agrav
...xem tiếp