Đi & Ở

Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ 18. 03. 22 - 9:05 pm

Linh Cao

Ngay tại Hà Nội cũng có một New York thu nhỏ, nó bé bỏng nghèo nàn đậm chất Chinatown, nằm gọn trong lòng phố cổ, nhất là phía gần mạn Ô quan Chưởng .

Đó là những trải nghiệm khi em lang thang ăn quà và thời trẻ đi làm trong phố Tạ Hiện (lần ấy em cho họa sỹ đến làm hợp đồng vẽ và bài trí lại cả một rạp hát cổ bị cháy thành một gallery furniture đẹp ấn tượng lắm. Tiền công bị quỵt nhưng đã có đủ thời gian để cuốc bộ khắp Hàng Giầy ăn cháo Chiêu Lan), rồi Hàng Buồm hồi làm gallery Tràng An lẫy lừng – nơi gieo mầm quyết theo nghề bán tranh của một cô sinh viên đại học văn khoa đi làm thêm, kìa Đào Duy Từ phố nghiêng nghiêng không nhớ khúc nào có hàng bánh giò mà cô Tuấn nhà Đức Minh hay từ hàng Đào sang ăn sáng…

Ảnh từ internet.

Rồi nhớ khi theo chân anh em bạn bè sang ngõ Thanh Hà ăn sứa những ngày nóng nôi. Lò dò xuyên đến tận mặt sau chợ Đồng Xuân tìm chỗ gửi xe đạp để vào chợ mua dây buộc tóc, em bị anh bảo kê đẹp trai trêu chòng tuy lịch sự lắm (đàn em cũ đại ca Khánh Trắng cả đây mà)…

Cứ thế, Hà Nội về đêm với những pub bar của mấy bác Ý bác Nga giang hồ già nghỉ chân, có mùi bồ đà xen với đủ thứ nước hoa hầm bà lằng khen khét bay xộc ra cùng hơi điều hoà khi ngang qua cửa. Sáng sớm ngồi thừ ở mấy quán cà phê cũ kỹ làm ăn lờ phờ kiểu nhà tự mở bán sao cũng được mạn Hàng Bồ, Thuốc Bắc, Lãn Ông, Bát Sứ, tiếng lách cách của đám phin nhôm nóng hòa cùng tiếng lạch phạch cắt thuốc Bắc thuốc Nam sao mà ấn tượng.

Xuyên hàng Hòm là ra Hàng Bông, kìa nhà Tân salon Natasha, thôi tạt vào nghe ông nghệ già đàn một khúc dốc en dôn nện trên cây dương cầm cũ kỹ… Vòng về Lý Quốc Sư hàng phở nhà số 4A chính hiệu xình xịch than củi hầm nồi nước lèo ngay vỉa hè, mùi bò ngầy ngật bay sang tận Ấu Triệu Nhà Thờ; muốn mua đồ mỹ nghệ hay postcard vẽ tay đẹp thôi cứ quá lên Nhà Chung. Ngày xưa Quang Trung còn hai chiều êm đềm, tóc xõa vai mềm em cứ thế xuôi chiều mà đạp xe về Trần Quốc Toản nhà bà nội vét bát cơm nguội ruốc, rồi chiều tàng hình vào lớp ngủ gật thôi ấy mà…

Ảnh từ internet

Thích lắm, thành phố cổ dù nhỏ bé đến thế nào cũng có cái chất ấy đọng đâu đó – tập trung hay tản mát dựa vào định vị của “kiếm sống” và những con người từ chối học thuật khô cứng. Nhưng kìa, quán bia vỉa hè ngã năm kia có rất nhiều thanh niên da trắng da vàng da nâu ngồi đọc sách với các kiểu cẩm nang du lịch cùng chai bia để trên bàn nhựa, da ai cũng đỏ đắn vì được phơi nắng bét nhè dọc những bãi biển hào phóng mà Việt Nam quyến rũ du khách bằng các tour giá rẻ chi chít gắn quảng cáo trên note board ở các đại lý du lịch nhan nhản khắp phố cổ. Mà vui lắm nhé, chỉ ở phố cổ thôi, bọn phượt nó không thèm sang mạn phố Tây bên này Bờ Hồ; có đến Tràng Tiền hay Nhà hát Lớn cũng chỉ để ăn kem và mua sách.

Ảnh từ internet

Còn rạp Công Nhân ư? Đâu có thường xuyên được xem diễn kịch Lưu Quang Vũ nữa. Chục năm gần đây, vào đây chỉ để ngắm tranh tượng cô Linh mỏ bầy kín cả hai tầng sảnh nhà hát. Anh Hoàng Dũng đi rồi, kịch nghệ Hà Nội ngơ ngẩn như mất một nguồn năng lượng tế bào gốc; người Hà Nội như anh là thế – tinh hoa và nhỏ nhẹ, cần kiệm và bình dị đến không ngờ.

Kỷ niệm ngọt ngào trộn với hăng say lập nghiệp, thôi ta cứ gói tấm lá sen Trưởng Thành mà ủ men trong ký ức, để còn được giữ riêng cho mình một chút rượu hương cố nhân.

Phải không các bác?

2. 2022

*

Cùng một người viết:

- Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 1: Lính mới

- Việc ấy không cần nhiều tiền,
chỉ cần nhiều công tâm và khát vọng

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 2: Rơi vào tay hai nhà phê bình

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu
Kỳ 3: Chìm, nổi, và lại chìm

- Thư gửi họa sỹ trẻ

- Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân

- Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn

- Hãy mua ngay khi cơ hội đến

- Người tháp tùng (phần 1)

- Người tháp tùng (phần 2)

- Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ

- Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh

- Trường ca gia cầm

- Đã xem họa sỹ uống trà…

- Ăn chay nằm mộng lưng trời…

- Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra…

- Từ một nhành thyme…

- Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá…

- Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo?

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2):
Về Huệ Thư

- Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn

- Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua

- Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3):
Ân oán Hàng Anh với Đirađivô

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4):
Hoa Ỷ dỗi, Huệ Thư hồi chơi xấu

- Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh…

- Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm

- Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5):
Quý vật tìm quý nhân

- Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ

- Món chè gấc số đỏ

- Về món mơ ngâm

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6):
Kinh thành bỗng chốc thất thanh

- 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt

- Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo

- Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan

- “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…”

- Cốc chè của mùa hè

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7):
Sau cơn mưa trời lại sáng

- Bàn tán về tranh nuy

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8):
Thư-Kỳ lạc truyện

- Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ

Ý kiến - Thảo luận

7:46 Sunday,20.3.2022 Đăng bởi:  Đặng Thái
Mấy hôm nay báo chí toàn nhắc đến chuyện mở cửa du lịch. Đọc bài này lại nhớ đến thời Việt Nam mới bắt đầu mở cửa du lịch, khách quốc tế mới đếm bằng từng trăm nghìn. Du lịch vẫn là nghề xa lạ, hướng dẫn viên toàn thanh niên tự học tiếng Anh đi dẫn tour, hoặc cao cấp hơn thì tốt nghiệp Ha-vớt Thanh Xuân (quảng cáo học tại chức ra rả trên tivi mỗi ngà
...xem tiếp
7:46 Sunday,20.3.2022 Đăng bởi:  Đặng Thái
Mấy hôm nay báo chí toàn nhắc đến chuyện mở cửa du lịch. Đọc bài này lại nhớ đến thời Việt Nam mới bắt đầu mở cửa du lịch, khách quốc tế mới đếm bằng từng trăm nghìn. Du lịch vẫn là nghề xa lạ, hướng dẫn viên toàn thanh niên tự học tiếng Anh đi dẫn tour, hoặc cao cấp hơn thì tốt nghiệp Ha-vớt Thanh Xuân (quảng cáo học tại chức ra rả trên tivi mỗi ngày). Linh Cao dùng từ “hăng say lập nghiệp” là đúng với không khí lúc ấy, bên ngoài phố phường vẫn xơ xác nhưng bên trong cả xã hội sục sôi kiếm tiền rất mãnh liệt mà chẳng cần to tát “khởi nghiệp” như bây giờ.
Nghĩ lại mới thấy phục mẹ mình đã to gan khởi nghiệp từ ngày ấy. Sau khi phục vụ đoàn làm phim của Catherine Deneuve và chứng kiến phòng khách sạn Catherine từng ở (với cái giường thửa riêng) luôn “cháy hàng” vì ai cũng muốn ngủ cùng (phòng) với người đẹp, mẹ mình bỏ quách nghề giao tế gia truyền mà dám vay chục triệu xây nhà nghỉ khiến cuộc đời mình tối ngày ăn ngủ cùng Tây và khách miền Nam. Cảm ơn Linh Cao đã gợi lại những ký ức về sự nghèo nàn và êm đềm chưa xa mà cảm giác vời vợi như hơn nửa thế kỷ này. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả