Văn & Chữ

Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2):
Về Huệ Thư 19. 11. 14 - 8:42 pm

Nguyên tác: Rào Luống Cần - Biên dịch: Linh Sơn Cao hổ cốt chân nhân

(Tiếp theo hồi 1: Tại Lu Loa cống xề)

.

Hồi 2
Vướng tiểu hạn Linh Thư trút giận
Gặp vận hên chị Huệ thỏa lòng

Bọn Hàng Anh, Nguyên Ly và Linh Thư đi ngang qua nhà dây thép chỗ hồ Kim Quy, bỗng cái túi gấm thêu của Thư run lên bần bật. Nàng rút ra bửu bối có cái tên dài ngoằng là Mố Bái Tế Lê Phồn đời đầu kim vàng giọt lệ to như cái quạt của hãng Táo Dai vốn nhập cảng từ năm một nghìn chín trăm năm ấy, bấm mã mật chiu chíu và à lố rất đúng giọng. Trên dây thép thấy gọi nheo nhéo, hình như trong cung báo quần hoàng thượng thủng đít, áo thế tử gián nhấm… thì phải?! Linh Thư hốt hoảng cáo từ, vội vàng thế nào va trúng mụ đổi kim ngân tiền giấy răng vổ đứng rét run chờ khách ngay trên bậc đá. Răng mụ vập vào vai Thư còn gót guốc nhọn hoắt bọc vàng của nữ quan lại xuyên vào chân mụ răng vổ. Hai con hổ dữ gầm ghè muốn móc mắt nhau đến nơi, may có Hàng Anh duyên dáng giả vờ rơi nhẫn kim cương, mọi người lúi húi tìm dưới đất. Vả lại cái máy lại rung lên lần nữa cứu cho bờ hồ một trận ồn ào đáng kể. Thư vừa trèo lên xe vừa lườm nguýt, Nguyên Ly dắt Hàng Anh đi vội, không quên dặn Thư sáng mai qua tiệm bánh Đỉnh Tôn mua mấy cái sừng bò để sang phủ Mễ ăn với Hảo Ngọc.

Một chốc hai đứa đến nơi, thực là:

Bóng cây rậm rạp vườn xa rợn
Ngõ vắng quanh co nắng gió hun
Nhà lầu gác chuông cao lẳng lặng
Cầu thang ban công mỏi bước dồn.

Ngoài cổng có người phu vườn và bõ già, mở hai cánh cửa sắt nặng có bánh xe ra đón hai đứa. Nguyên Ly cau mày nghĩ: “muốn đông vui mà đóng im ỉm thế này thì gọi được cửa đã đứt hơi rồi.” Hàng Anh bèn ngẩng cao đầu cho có khí thế, đằng hắng từ tốn đi dọc con đường có để mấy cái xe tay và một hàng ngựa buộc. Mươi bước là đến dãy nhà cái cao cái thấp chắc của những anh chị em bà Huệ Thư lên kinh lo việc, ở lại trông vườn cho tiện. Nhà cửa lâu đài trong vườn xây hình chữ điền, với kiến trúc lòng vòng mê cung, nhiều giật cấp sân giời lan can bí hiểm. Kèm theo là một hệ cầu thang dài lê thê thêm mấy cầu nối lơ lửng giữa trời, trước mỗi căn phòng thường có hiên rộng để hóng mát, rợp bóng những cây hoàng lan cổ thụ mở thơm ngát suốt bốn mùa, với cơ man là kỳ hoa dị thảo trong các bồn to nhỏ chậu lớn bé. Chó mèo heo gà chạy lăng xăng khắp nơi và chim chóc xà xuống các bàn mổ thóc với vụn bánh. 

Huệ Thư là người lãng mạn, tuy tính kẹt xỉ nhưng lại thích xa hoa. Chồng bà làm quan lục phẩm bên Cơ đạc điền, hưởng tập tước mỗi năm nửa vạn lạng đồng nát. Do bên ông ta liên thông với mấy xưởng rèn gươm đúc súng thuộc Cơ vũ khí, nên lấy những thứ của cơ quan bên ấy trả lương cho cơ quan bên này và ngược lại, nói chung là tự sản tự tiêu. Bên Cơ vũ khí thì nhà ai cũng đầy nhòe thóc gạo, trả lương tính bằng tấn mà, lĩnh từ bên đạc điền quản lí ruộng nương mà. Trong cung có năm đói kém mất mùa, nhà vua phải tập hợp anh em bên chồng Huệ Thư lại, khuỵu xuống lạy họ nửa vái xin họ nghỉ làm về dinh sai nô bộc ngày đêm đong gạo cho vua vay. Nuôi bọn thái giám với phi tần tốn thật!

.

Huệ Thư thành ra học theo nếp nhà chồng, đảm đang quán xuyến khủng khiếp. Các chậu hoa nhìn kĩ toàn trồng xen rau ăn hoặc ớt. Hàng rào chia ô trong vườn toàn là cây mía, ngô khoai bò lan mặt đất trong vườn cây ăn quả mà riêng sấu thôi mỗi năm vườn bán ra đã đôi tấn. Lịch sử vườn đã có hai người bị chấn thương sọ não do mít chín rụng trúng, một đứa thì què vì măng trúc xuyên vào mông. Nuôi lợn gà sợ chúng ỉa phân thối, Huệ nghĩ ra cách treo lơ lửng các chuồng gà trong lùm cây và chôn phân ngay trong vườn để đỡ tiền bón cây. Còn heo thì thả rông và mặc quần xi líp đóng bỉm cần thận. Rỗi việc bà ta còn rủ hai người chị với ba ông anh tổ chức nấu rượu lậu từ những thứ ngô khoai còi cọc thu hoạch được. Trông cứ tưởng thanh nhàn nhưng bà chủ khô chân gân mặt ngày đêm nghĩ cách để ngay người nhà cũng không ngơi tay. Đến cái lá rụng cũng phải canh cho khô mới quét, khỏi tốn công phơi. Cất đi bọc lớn bọc bé, đến mùa lá không rụng thì đem thả từ trên lầu xuống cho đẹp, rồi hét a hoàn quét, và quét. Kỷ lục đáng nhớ mà các cô hầu cứ kể mãi, là Huệ Thư làm một chum mắm rươi mà ngả lắm muối quá, đến tám năm sau ăn vẫn chưa hết được! 

Càng làm lụng càng thấy đất bỏ không còn nhiều, Huệ mới chịu nhượng cho nhà Nguyên Ly mấy sào vườn cùng hai căn nhà có lầu cao để Ly ở, ngâm ngợi cho thêm đông vui. Hàng Anh thì mê li rã rời, đúng thiên đàng hạ giới hắn mơ tưởng lâu nay. Vừa gặp Huệ hắn đã chị chị em em ngọt xớt, xoắn xuýt vẫy đuôi, có ít tiền giấy cuộn tổ sâu dắt trên vành mũ, móc ra đặt ngay. Hắn xin một cái sân và hai căn nhà có hiên rộng, lan can đẹp đẽ. Một căn để làm bếp, một căn để hắn ở. Huệ Thư lâu nay chỉ muốn cho thuê quách lấy tiền nhiều, nhưng nghĩ kĩ thì thà làm quán chung với Hàng Anh, cũng là mối lợi nên bằng lòng cầm số tiền ít ỏi ấy. Mụ gọi cho Hàng Anh mấy trai tráng và hai con a hoàn thuộc loại đanh đá nhất, giao hẹn hoa lơi phải chia đôi sau khi trừ đi tiền vốn, rồi giao chìa khóa. Nguyên Ly thấy mọi việc cũng tạm hài lòng, giục Hàng Anh đi sắm sửa ngay, còn mình thì tót về góc vườn với chồng con.

Lại kể thêm về cơ quan đoàn thể trong vườn Hoàng Trưng. Huệ cử một cô chị họ tên là Thu Tất ra quản lí sổ sách. Cô này chua như mẻ, khô như ngói, chân cong lưng gù, tính toán chậm như rùa mà toàn nhầm cho người chứ phần mình thì cấm lọt đi đâu nửa xu. Cô này có tình ý với lão quản gia Rút Êm, vốn là bác nuôi đằng chồng cô em họ của bà mối cho dì ruột bên chồng hai con vợ lẽ thằng em giai Huệ Thư. Gần gặn là thế, không tin hắn thì tin ai? nên nơi cặp quần Rút Êm lúc nào cũng chĩu chịt ba cân chìa khóa, mà nghe đồn có cái hòm tiền lẻ để cho ăn mày vãng lai thôi cũng phải dùng đến năm loại chìa mới mở xong. Quét dọn nấu nương có mụ Thám Xuân kiêm điệp viên không không thấy kiêm giữ thóc cho chim và gà ăn, mụ này o ri zin là chị ruột Huệ Thư. Ba đứa hợp thành chân kiềng, một bộ tam tấu tiểu nhân tha hồ lộng quyền và thò mỏ vào mọi sự, vì cũng rất đúng với sứ mệnh chúng được giao phó khi chi phủ Trường Thiên cắt cho nhà Huệ Thư quản lí khai thác khu vườn Hoàng Trưng.

Trong cơn mộng mơ kham khổ, Huệ những mong khu vườn đông vui nhộn nhịp, có đầy đủ quán trà, cao lầu, phòng đọc sách, phòng thư họa, lầu đánh cờ… kín mít không để phòng nào trống hay vuông đất nào thừa. Được Nguyên Ly hứa hẹn sẽ giúp đỡ, cho thỏa nguyện mà đỡ phải bỏ nhiều vốn với công sức gào thét. Nay thấy Hàng Anh sôi sục lên, dắt ngay bọn người làm đi sắm sửa, Huệ Thư vui mừng vội về bẩm báo với chồng.

(Còn tiếp…)

*

Tranh trong bài:
Nguyễn Văn Hổ, “Ngày Chủ nhật”, 145 x 145cm. Sơn dầu trên toan.
Phạm Tuấn Tú, “Một ngày trên hồ”, 90 x 140cm. Sơn mài 

*

Cùng một người viết:

- Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 1: Lính mới

- Việc ấy không cần nhiều tiền,
chỉ cần nhiều công tâm và khát vọng

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 2: Rơi vào tay hai nhà phê bình

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu
Kỳ 3: Chìm, nổi, và lại chìm

- Thư gửi họa sỹ trẻ

- Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân

- Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn

- Hãy mua ngay khi cơ hội đến

- Người tháp tùng (phần 1)

- Người tháp tùng (phần 2)

- Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ

- Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh

- Trường ca gia cầm

- Đã xem họa sỹ uống trà…

- Ăn chay nằm mộng lưng trời…

- Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra…

- Từ một nhành thyme…

- Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá…

- Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo?

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2):
Về Huệ Thư

- Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn

- Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua

- Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3):
Ân oán Hàng Anh với Đirađivô

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4):
Hoa Ỷ dỗi, Huệ Thư hồi chơi xấu

- Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh…

- Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm

- Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5):
Quý vật tìm quý nhân

- Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ

- Món chè gấc số đỏ

- Về món mơ ngâm

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6):
Kinh thành bỗng chốc thất thanh

- 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt

- Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo

- Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan

- “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…”

- Cốc chè của mùa hè

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7):
Sau cơn mưa trời lại sáng

- Bàn tán về tranh nuy

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8):
Thư-Kỳ lạc truyện

- Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ

Ý kiến - Thảo luận

23:48 Sunday,14.5.2017 Đăng bởi:  lãng du phi tử
Hai bức tranh trong bài này đẹp phết nhỉ !
Tớ loáng quáng mạn trung tâm đi bộ, vào nhà hát kịch lại thấy tranh của hai tác giả này . Riêng ngài Tú này, thì gia chủ giới thiệu cho biết thêm mấy pho tượng kiểu tiếp đoạt, Tú vẽ lên con rối đã qua biểu diễn, ngộ nghĩnh xem thích mê...
Càng xem càng phê, ra về mua được mỗi cái kẹp sách vẽ sen tàn. Thôi cũng đủ cho m
...xem tiếp
23:48 Sunday,14.5.2017 Đăng bởi:  lãng du phi tử
Hai bức tranh trong bài này đẹp phết nhỉ !
Tớ loáng quáng mạn trung tâm đi bộ, vào nhà hát kịch lại thấy tranh của hai tác giả này . Riêng ngài Tú này, thì gia chủ giới thiệu cho biết thêm mấy pho tượng kiểu tiếp đoạt, Tú vẽ lên con rối đã qua biểu diễn, ngộ nghĩnh xem thích mê...
Càng xem càng phê, ra về mua được mỗi cái kẹp sách vẽ sen tàn. Thôi cũng đủ cho mình, đợi mấy hôm nữa có sen tươi, thì quay lại mua cái lọ gốm , về trưng. 
13:57 Thursday,18.6.2015 Đăng bởi:  linh sơn cao hổ cốt chân nhân
Sẽ viết tiếp
...xem tiếp
13:57 Thursday,18.6.2015 Đăng bởi:  linh sơn cao hổ cốt chân nhân
Sẽ viết tiếp 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả