Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột 04. 08. 15 - 8:00 am

Cùng học tiếng Việt

1. Chiêm tinh học và Thiên văn học

Nhân có bạn hỏi mình về hai từ này, và sự liên hệ giữa hai môn này, mình xin trả lời và phân tích một tí về tính khoa học của hai môn này luôn.

Thiên văn học
: là ngành khoa học nghiên cứu về các thiên thể, nhằm tìm ra mối liên hệ giữa các thiên thể và cách các thiên thể này khởi phát, dịch chuyển và tiêu diệt. Thiên văn học sử dụng các kiến thức về vật lý và hóa học và được xem hoàn toàn là một môn khoa học.

Nhà thiên văn học cổ theo dõi chu kỳ của sao chổi. Hình từ trang này

Chiêm tinh học: không phải là một môn khoa học, đây là môn nghiên cứu về mối liên quan giữa các thiên thể, hành trạng của các thiên thể đối với hành vi, tính cách hoặc vận mệnh của con người. Chữ “chiêm” 占 vốn có nghĩa là “bói”, nó có bộ thủ là bộ bốc 卜 nghĩa gốc là đốt mai rùa để đoán điềm.

Một bản đồ các chòm sao trong Chiêm tinh học

Trên thực tế, thiên văn học và chiêm tinh học hoàn toàn không liên quan với nhau, mặc dù có cùng nguồn gốc từ việc người xưa nhìn lên trời và xem xét, tính toán đường đi của thiên thể. Có nhiều tranh cãi về việc liệu “chiêm tinh học” có được xem là một môn khoa học hay không. Thời trung cổ và trước đó, ở phương Tây, chiêm tinh học là một môn được giảng dạy ở các trường đại học. Nhưng tới cuối thế kỷ 17, khi mà các học thuyết thiên văn bắt đầu được phát triển cùng với việc cơ học Newton lớn mạnh, người ta bắt đầu nghĩ rằng con người có thể đoán định được hành trạng của tất cả mọi vật, thông qua công cụ là toán học. Do đó, người ta dần bớt tin chiêm tinh học đi.

Chi tiết trong sơ đồ các chòm sao của Chiêm tinh học trên

Khoa học, xét về định nghĩa, phải là một phép tư duy có thể thử sai (Karl Popper). Tất cả những tri thức khoa học chúng ta có hiện giờ đều được xem là đúng, bởi vì nó chưa sai, chứ không phải vì có một vị nào đó trên trời ban xuống và bảo đây là tri thức tối thượng, luôn đúng, không sai. Về chiêm tinh học, lối tư duy chiêm tinh là một lối tư duy mềm, đa nghĩa cho nên không thể áp dụng phép thử sai cho chiêm tinh, do đó nó không thể được coi là khoa học.

Chiêm tinh học thật ra có mối liên hệ với giả kim (alchemy). Giả kim ngoài thuật luyện vàng ở Tây và luyện đan ở Tàu, còn là môn nghiên cứu về mối liên hệ giữa các chất và mệnh hệ con người. Thế nhưng hai môn này lại có hai đường đi hoàn toàn khác nhau. Khi tư duy khoa học hiện đại phát triển, giả kim dần chết để nhường chỗ cho hóa học hiện đại. Trong khi đó, chiêm tinh chỉ lùi vào bóng tối chứ không chết hẳn, và tới giờ này vẫn còn sống sót với không ít người tin. Dù sao thì trăng sao trên trời vẫn có cái gì huyền bí khiến người ta dễ tin hơn là hóa chất cất trong lọ.

Một trang trong tài liệu chiêm tinh học xưa được cho là của Alfonso X xứ Castile, minh họa tác động của các sao và chòm sao khác nhau lên con người. Hình từ trang này

Thiên văn học tiếng Anh là astronomy, trong khi chiêm tinh là astrology. -nomy và -logy đều là hai gốc từ Hy Lạp, -logy dùng nhiều hơn. -nomy nghĩa là quy luật, còn -logy có gốc là từ động từ lego nghĩa là nói, giảng, thuyết.

2. Can đảm

Chữ can viết thế này 肝, chúng ta còn đọc là gan, chính là cái lá gan trong bụng chúng ta. Nằm kế bên gan là túi mật, chứa dịch mật của gan sinh ra, Hán Việt đọc là đảm.
 

Gan và mật. Hình từ trang này

Văn hóa Á Đông của chúng ta coi là người có gan to, mật lớn là người dũng cảm, mạnh mẽ, không sợ gì. Chúng ta có từ can trường, hay Nôm hóa hoàn toàn là gan dạ (trường = ruột, dạ), cũng có nghĩa tương tự.

Ở phương Tây từ thời Hy Lạp cổ, người ta lại quan niệm khác về dịch mật. Y học cổ nói rằng có mật vàng tiếng Hy Lạp gọi là kholi, và mật đen gọi là melainkholi (ghép thêm chữ melan là màu đen). Không như bên mình, người ta không cho rằng tính dũng cảm liên quan gì tới mật cả. Người bị nhiều mật vàng sẽ hay cáu giận. Còn người nhiều mật đen thì hay buồn.

Pika la Cynique , “Melancholy” (Buồn)

Quan niệm này tới nay còn sót lại trong từ vựng của các ngôn ngữ châu Âu. Tiếng Anh có chữ choleric nghĩa là hay cáu giận, hay chữ melancholy là nỗi sầu muộn. Một vài chữ khác có thành phần “chole” đều nguồn gốc ít nhiều liên quan tới mật, ví dụ như cholera hay cholesterol.

*

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

10:12 Thursday,6.8.2015 Đăng bởi:  rieng&chung

Vâng bác Cùng học tiếng Việt.
Chữ Chiêm cấu tạo bởi trên là bộ bốc, dưới là bộ (chữ) khẩu.
Cái này là tự em dốt (biết không rõ những điều đã biết, chứ Chiêm này em học đã 20 năm). Giờ biết rõ hơn rồi, thì không biết có phạm vào loại dốt khác (biết những điều không cần biết) hay không. Pha trò tí cho vui thôi bác nhé chứ cái dốt thứ 2 này của
...xem tiếp

10:12 Thursday,6.8.2015 Đăng bởi:  rieng&chung

Vâng bác Cùng học tiếng Việt.
Chữ Chiêm cấu tạo bởi trên là bộ bốc, dưới là bộ (chữ) khẩu.
Cái này là tự em dốt (biết không rõ những điều đã biết, chứ Chiêm này em học đã 20 năm). Giờ biết rõ hơn rồi, thì không biết có phạm vào loại dốt khác (biết những điều không cần biết) hay không. Pha trò tí cho vui thôi bác nhé chứ cái dốt thứ 2 này của em nặng không chữa được nữa rồi, kaka

 
18:42 Wednesday,5.8.2015 Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt
Đặng Thái và Rieng&Chung: Hai bạn đang đi lệch ra khỏi vấn đề. Bộ thủ vốn chỉ là cách sắp xếp các chữ vuông trong từ điển, dựa theo các nét cơ bản, các nghĩa cơ bản hoặc là các thành phần âm. Bài này mình không bàn nhiều về chữ Hán, nên mình không đi sâu. Mình đưa ra chỉ để nói sơ về nghĩa của chữ chiêm.

Các từ điển trên mạng dễ tra như Thiều Chửu,
...xem tiếp
18:42 Wednesday,5.8.2015 Đăng bởi:  Cùng học Tiếng Việt
Đặng Thái và Rieng&Chung: Hai bạn đang đi lệch ra khỏi vấn đề. Bộ thủ vốn chỉ là cách sắp xếp các chữ vuông trong từ điển, dựa theo các nét cơ bản, các nghĩa cơ bản hoặc là các thành phần âm. Bài này mình không bàn nhiều về chữ Hán, nên mình không đi sâu. Mình đưa ra chỉ để nói sơ về nghĩa của chữ chiêm.

Các từ điển trên mạng dễ tra như Thiều Chửu, Wiktionary tiếng Anh đều ghi chiêm có bộ thủ là bốc. Dĩ nhiên mình biết 2 chữ nó nghĩa khác nhau. Đâu có ai nói cái chữ phải có nghĩa giống y hệt bộ thủ của nó đâu. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả