Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử 18. 06. 15 - 1:56 pm

Cùng học tiếng Việt

Chữ “mặc”, ngoài nghĩa Nôm (mặc áo quần), còn có một vài nghĩa Hán Việt chúng ta vẫn hay dùng hàng ngày, nhưng có vẻ ít người để ý.

“Mặc” có thể có nghĩa là “im lặng”. Chúng ta hay dùng chữ “mặc niệm“, nghĩa là yên lặng mà nghĩ (niệm) về những người đã khuất. “Mặc nhiên” thì nghĩa là im lặng, không nói, ngầm đồng ý. Nhân tiện nói ké vào, chữ “nhiên” cũng rất hay dùng trong tiếng Việt, nó có nghĩa là “như vậy”, tự nhiên = tự nó vậy, thiên nhiên = trời làm nó vậy, cố nhiên = đó giờ nó vậy, mặc nhiên = im lặng mà vậy.

Hai phút mặc niệm trong ngày Tưởng nhớ trên khắp nước Anh. Ảnh: Andrew Cowie

 

Việc giữ im lặng, tùy theo nền văn hóa và từng trường hợp, mà có thể mang nghĩa khác nhau. Ví dụ nếu bạn đọc kinh Phật, thì sẽ thấy hay miêu tả Đức Phật im lặng không nói gì trước một số đề nghị hoặc câu đáp của chúng tăng, nghĩa là ngài đồng ý hoặc hài lòng. Nhưng ngài cũng có khi im lặng trước một số câu hỏi mà ngài từ chối trả lời. Do đó im lặng cũng thể hiện sự không hài lòng, không quan tâm. Có thể vì vậy mà chúng ta có chữ “mặc kệ”. Sự nhập nhằng này của chữ “mặc” đã góp phần dẫn tới việc Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản vào tháng 7 năm 1945 (mời bạn xem chuyện này ở phần phụ lục cuối bài).
 

Đức Tất Đạt Đa ngồi dưới cây bồ đề, mặc kệ quỷ vương vây quanh. Hình từ trang này

 

“Mặc” còn là “mực“, tức là chất lỏng màu đen dùng để viết. Vốn hai chữ này chỉ là biến âm của nhau. Tranh thủy mặc là tranh vẽ bằng mực tàu. Con cá mực tiếng Hán là mặc ngư, thậm chí tiếng Thái Lan cũng gọi là pla mực (pla là cá).

Phụ lục – Chuyện chữ “mặc” và bom nguyên tử:

Cuối thế chiến thứ hai, sau khi Đức đầu hàng ở chiến sự phía Tây thì ở mặt trận Thái Bình Dương, quân Đồng Minh vẫn còn đánh nhau với Nhật thêm gần 2 tháng nữa. Khi Nhật sắp thua, quân Đồng Minh đưa ra Tuyên bố Potsdam, đòi Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, bằng không sẽ xảy ra “một sự hủy diệt hoàn toàn và tức thì trên một phần lãnh thổ Nhật Bản”.

Bức biếm họa này trên tờ Christian Science Monitor ra ngày 11. 8. 1945 của Paul Carmack cho thấy việc lấy bom nguyên tử ra để dọa nhau tại bàn đàm phán. Quả bom nói, đại ý: “Hòa bình ngay và luôn, còn không thì…”

 

Chiều ngày hôm sau khi tuyên bố được đưa ra, thủ tướng Nhật lúc đó là Nam tước (danshaku) Tư lệnh Suzuki Kantarou, trả lời họp báo bằng chữ “Mặc sát” (mokusatsu 黙殺). Chữ này trong tiếng Nhật có nghĩa khá nhập nhằng, vừa có nghĩa 1 là im lặng, không quan tâm, mặc kệ, cũng có thể có nghĩa 2 là “no comment”, chưa có câu trả lời chính thức.

Tất cả tin tức tình báo cũng như cánh báo chí trên thế giới đều lập tức lấy nghĩa thứ nhất tra trong từ điển để giật tít, nói rằng “Nước Nhật coi Tuyên bố Potsdam vô giá trị, không đáng để quan tâm”, “Nước Nhật từ chối đề nghị đầu hàng”. Và thế là trong vòng 10 ngày, Mỹ đã lên xong kế hoạch ném bom.

Chuyện sau đó ra sao, mọi người đã biết…

Shomei Tomatsu “Cái chai bị nung chảy do bom nguyên tử” của series “Nagasaki”.

 *

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

17:22 Thursday,30.11.2017 Đăng bởi:  Fiona
Đọc đoạn chữ “Mặc sát” (mokusatsu 黙殺) của thủ tướng Nhật, tôi đột nhiên nghĩ không biết nó có liên quan tới chữ "mặc xác" của Việt Nam không
...xem tiếp
17:22 Thursday,30.11.2017 Đăng bởi:  Fiona
Đọc đoạn chữ “Mặc sát” (mokusatsu 黙殺) của thủ tướng Nhật, tôi đột nhiên nghĩ không biết nó có liên quan tới chữ "mặc xác" của Việt Nam không 
16:03 Thursday,18.6.2015 Đăng bởi:  candid
Cái im lặng của Đức Phật có khi cao hơn nghĩa im lặng một cách vật lý vì Đức Phật từng nói đại ý suốt 49 năm giảng Pháp ngài không nói một lời nào.
...xem tiếp
16:03 Thursday,18.6.2015 Đăng bởi:  candid
Cái im lặng của Đức Phật có khi cao hơn nghĩa im lặng một cách vật lý vì Đức Phật từng nói đại ý suốt 49 năm giảng Pháp ngài không nói một lời nào. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nghèo cũng phải cho Tèo đi học

Hieniemic - Tranh từ báo NLĐ

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả