|
|
|
|||||||||||||
Văn & ChữNghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ” 15. 05. 15 - 5:29 pmCùng học tiếng Việt1. Tang bồng Tang bồng viết đầy đủ là tang hồ bồng thỉ, hay tang bồng hồ thỉ. Cả bốn chữ này đều là Hán Việt. Tang ở đây là cây dâu (giải thích trong bài Phù Tang), hồ là cây cung, tang hồ là cây cung làm bằng gỗ cây dâu. Bồng là một loại cỏ gọi là cỏ bồng, theo wiki tiếng Anh và tiếng Trung Quốc giải thích là thuộc chi Ngải (gen. Artemisia). Thỉ là mũi tên, bồng thỉ là mũi tên bằng cỏ bồng. Theo Kinh Lễ (Lễ Ký), khi nhà quyền quý sinh con trai, sẽ lấy cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng, bắn 6 hướng: trên, dưới, đông, tây, nam, bắc. Ý chỉ người con trai khi lớn tung hoành khắp nơi giúp đời. “… Xạ nhân dĩ tang hồ bồng thỉ lục, xạ thiên địa tứ phương.” “Thỏa chí tang bồng” là thỏa chí tung hoành ấy… Chúng ta gặp tang bồng phần nhiều trong thơ ca cổ. “Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt hoặc trong câu cuối bài “Trống Cơm”: “Một bầy tang tình con nhện Để đổi không khí, chúng ta cùng tìm hiểu về một từ “hiện đại”. Tiếng nước ngoài cũng mượn từ của tiếng Việt. Ngoài những “thuật ngữ” chỉ đồ ăn như phở, bún bò, … bắt buộc phải mượn, thì cũng có một số chữ tiếng Việt khác cũng được người Pháp sử dụng từ thời thuộc địa cho tới bây giờ. Ví dụ như là từ congaï, hay còn viết là congaye. Từ này để chỉ những phụ nữ trẻ người thuộc địa, có khi để chỉ vợ hoặc người tình người An Nam của những công chức thuộc địa hoặc đôi khi tiêu cực hơn, chỉ gái làng chơi. Có người cho rằng chữ này là nguồn gốc của từ ghệ chúng ta bây giờ vẫn dùng. Theo ý kiến đó, từ con ghệ bắt đầu xuất hiện ở miền Nam khi người Mỹ có mặt. Cách người Mỹ đọc chữ congaï để chỉ những cô gái đi với Tây đã sinh ra chữ con ghệ. Hiện nay, phần đông mọi người cho rằng ghệ là tiếng lóng, không nên dùng. Tuy nhiên một số vùng ở Nam Bộ, nhất là miền Tây, từ này được dùng khá bình thường. Ngoài ra, còn có chữ niakoué trong tiếng Pháp, vốn là mượn từ chữ nhà quê của tiếng Việt. Chữ này bây giờ dùng làm từ lóng để chỉ người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. * Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé
* Cùng học tiếng Việt: - Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất - Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ - Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt - Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn” - Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi” - Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi” - Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân” - Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ” - Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc - Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử - Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng - Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp… - Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì? - Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột - Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”? - Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh – - Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép - Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”? - Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao? - Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi - Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn - Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo - Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành – - Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết - Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây - Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể? - Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì? - Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng? - Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì? - Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ – - Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”? - Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua - Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập - Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt Ý kiến - Thảo luận
18:24
Sunday,17.5.2015
Đăng bởi:
Cùng học tiếng Việt
18:24
Sunday,17.5.2015
Đăng bởi:
Cùng học tiếng Việt
Ý của Soi nói "linh tinh" khi dịch chú thích hình đó có nghĩa là để hình ông quan mà lại chú là ông thầy chùa. Chứ mình thấy Soi dịch rester de bois thành "gỗ đá" là hay lắm đấy chứ, Soi còn định dịch là "trơ như phỗng" nữa nhỉ :D
14:38
Sunday,17.5.2015
Đăng bởi:
trung – hanoï
Câu bên dưới không hề linh tinh. ...xem tiếp
14:38
Sunday,17.5.2015
Đăng bởi:
trung – hanoï
Câu bên dưới không hề linh tinh.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp