Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao? 03. 11. 15 - 2:21 pm

Cùng học tiếng Việt

.

Các bước thực hiện trong môn điền kinh nhảy sào qua sông. Hình từ trang này. Đọc thêm và môn này tại đây

1. Điền kinh

Điền kinh là từ chỉ tập hợp các môn thể thao mà các vận động viên tranh tài trong các nội dung thuộc về ba kỹ năng chính là chạy, nhảy và ném.

Điền kinh là từ Hán-Việt, với chữ điền vốn có nghĩa là cái ruộng, hay khoảnh đất lớn, và kinh (hay còn đọc là kính) có nghĩa là cái đường nhỏ, đường mòn. Ngoài các nội dung như chạy đường trường, việt dã, … được thực hiện bên ngoài sân vận động, các môn điền kinh còn lại thi đấu tại sân vận động, hoặc là trên nền cỏ (điền), hoặc là trên đường chạy vòng bên ngoài nền cỏ của sân (kinh).

Vận động viên điền kinh Việt Nam (giữa) thi 110m vượt rào ở Olympic London 2012. Ảnh từ Báo Mới 

Điền kinh là từ chúng ta mượn về từ tiếng Trung Quốc. Tiếng Trung Quốc có lẽ dịch thẳng từ một từ tiếng Anh track and field với trackkinh còn fieldđiền. Chữ kinh/kính cũng chính là chữ chúng ta dùng để chỉ đường kính của hình tròn, tức là cái đường thẳng đi qua tâm đường tròn (hay nói kiểu toán là dây cung lớn nhất của đường tròn).

Chuẩn bị xuất phát trên đường chạy. Hinh từ trang này

2. Việt dã

Một từ gần gần với điền kinh, cũng liên quan tới việc chạy, là từ việt dã.

Môn chạy này bắt nguồn từ vùng đồi núi phía bắc nước Anh. Vậy việt dã ở đây hiểu như thế nào?

Việt là từ Hán Việt, chữ Hán viết là 越 (cũng là chữ Việt dùng trong “Việt Nam”). Chữ này còn một âm đọc nghe gần gũi hơn là vượt như vượt đèn đỏ, vượt tường lửa…

Việt có nghĩa là vượt. Siêu việt nghĩa là vượt lên trên mức bình thường.

cũng là Hán Việt, nghĩa là cánh đồng, nơi hoang vu, từ này có thể biến thành tính từ. Một số ví dụ như là dã thú, dã man… Ghép với chữ điền (ruộng) ở trên chỗ điền kinh, chúng ta có điền dã, nghĩa là ruộng đồng, chỉ cảnh đồng quê. Thơ-nhạc Tây có thuật ngữ idyll, chỉ bài thơ, khúc nhạc ngắn gợi lên khung cảnh đồng quê, tâm trạng nhẹ nhàng, sảng khoái (ví dụ bản Siegfried Idyll của Wagner). Chúng ta có thể dịch idyll là khúc điền dã.

Bức “The Childhood Idyll” của Buouguereau, 1900

Việt dã ghép lại đơn giản là chạy vượt đồng, hay có thể nói kiểu khác là chạy băng đồng, vì người ta phải chạy ngoài trời, thường là băng qua rừng núi, đồng cỏ.

Vận động viên Thanh Hằng (áo xanh, hàng đầu) trên đường chạy Việt dã toàn quốc và bán marathon giải báo Tiền Phong lần thứ 53-2012 tại Huế. Ảnh: Hồng Vĩnh

Từ Nôm tương đương với , chúng ta có chữ đồng hoặc chữ nội. Chữ nội thoạt nghe tưởng từ Hán-Việt, nhưng thực tế nó lại là một từ Nôm.

Xuân hồng có chàng tới hỏi
– Em thơ, chị đẹp em đâu ?
– Chị tôi tóc xoã ngang đầu
Đi bắt bướm vàng ngoài nội.

(Huyền Kiêu – Tình sầu)

*

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

 

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –
do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành –
ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ –
nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Ý kiến - Thảo luận

7:35 Monday,25.1.2016 Đăng bởi:  dilletant
Câu kết hay quá. Yêu em, (yêu cả chị?), yêu Quê hương.
...xem tiếp
7:35 Monday,25.1.2016 Đăng bởi:  dilletant
Câu kết hay quá. Yêu em, (yêu cả chị?), yêu Quê hương. 
2:04 Monday,25.1.2016 Đăng bởi:  Công dân toàn cầu
Điền là các bộ môn lấy chiều cao, độ dài để tính điểm
Kinh là các bộ môn lấy thời gian để tính điểm
...xem tiếp
2:04 Monday,25.1.2016 Đăng bởi:  Công dân toàn cầu
Điền là các bộ môn lấy chiều cao, độ dài để tính điểm
Kinh là các bộ môn lấy thời gian để tính điểm 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Thế nào thì dã man hơn?

Phó Đức Tùng

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả