Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành – ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận
24. 12. 15 - 6:12 am
Cùng học tiếng Việt
“Mụ nghe nàng nói hay tình Bây giờ mới nổi Tam Bành mụ lên: – Này này sự đã quả nhiên, Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi!” (Nguyễn Du)
Trong tiếng Việt, thành ngữ nổi cơn Tam Bành có nghĩa là nổi cơn giận dữ, không làm chủ được mình nữa. Đây là một thành ngữ bắt nguồn từ Đạo giáo.
Tam Thanh là ba vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo, gồm: Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn (giữa), Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn (áo đỏ), Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn (cầm quạt) cũng chính là Thái Thượng Lão Quân
Đạo giáo là trường phái triết học của Trung Quốc cổ, có ảnh hưởng lớn tới văn hóa vùng Đông Á (Việt-Nhật-Hàn), chú trọng tới việc rèn luyện bản thân để thành tiên, có mấy ông đạo sĩ kiểu phái Võ Đang trong phim kiếm hiệp. Tôn Ngộ Không cũng tu theo Đạo giáo trước khi đại náo Thiên Cung.
Thái Thượng Lão Quân (mà người ta bảo sau này tái thế thành… Lão Tử), phụ trách lò Bát quái là nơi luyện các loại tiên đan để được trường sinh bất tử.
Tôn Ngộ Không vào lò Bát quái ăn trộm bao nhiêu là linh đan
Theo giáo lý Đạo giáo thì trong con người có ba con ma ký sinh, luôn muốn làm cho người ta bị bệnh, mau chết, gọi là Tam Trùng (3 con trùng), hoặc Tam Thi (3 cái thây ma). Khi đứa trẻ sinh ra thì ba con ma này chui vào và trú ở 3 cái đan điền ở trán, ngực và bụng (có sách khác nói ở trán, bụng và chân).
Ba con ma này cũng có tên gọi là Bành Cư, Bành Toản và Bành Kiểu. Cả ba con ma đều họ Bành, hoặc là có họ hàng, hoặc được đặt tên theo tên ông thần sống lâu là Bành Tổ, thế nên ngoài các tên gọi trên, còn gọi là Tam Bành. Khi một người nổi giận đùng đùng, quan niệm dân gian cho rằng ba con ma này cùng đồng loạt nổi lên, do đó mới nói “nổi cơn Tam Bành”.
Từ trái qua phải: Bành Cứ (tham ăn tục uống, mê say), Bành Chất (tham tiền, tham của, hỉ nộ thất thường), Bành Kiểu (tham sắc dục).
Tên ba con ma họ Bành này ghi ở trong sách Trừ Tam Thi Cửu Trùng Bảo Sanh Kinh (thế kỷ 9) của Đạo giáo. Theo giáo lý sách này thì ba con Bành này lấy năng lượng từ ngũ cốc con người ăn vào. Do đó nếu hành phép “tịch cốc” (kiêng ngũ cốc – low carb) thì sẽ làm chúng yếu đi và có thể diệt luôn bằng cách uống đan (tức là HgS, muối thủy ngân lưu huỳnh). Dĩ nhiên thì giờ chúng ta đã biết cả thủy ngân lẫn lưu huỳnh lẫn muối của hai cái này đều rất độc. Tần Thủy Hoàng sau khi lên ngôi Hoàng Đế rất muốn trường sinh bất tử, đã phái người đi khắp nơi tìm thuốc tiên, cộng với tích cực luyện đan, uống đan, rốt cuộc bị ngộ độc đan mà chết.
Vậy nên, theo Đạo giáo thì đặc tính của thần tiên là chế độ ăn low carb (non-carb thì đúng hơn), chỉ uống gió hút sương, như trong miêu tả tiên trên núi Cô Dịch trong Nam Hoa Kinh của Trang Tử: “Da thịt như băng tuyết, thơ ngây như gái chưa chồng. Không ăn năm loài thóc, hút gió uống sương, cưỡi khí mây, ngự rồng bay, mà chơi ở ngoài bốn bể.”
Cám ơn admin và Cùng học Tiếng Việt đã trả lời.
À mà không hiểu trong bức ảnh mấy con ma cầm (hoặc ngậm) cái gì ấy nhỉ? Hôm qua mình có tìm hiểu sơ thì không thấy nhắc đến. ...xem tiếp
8:32Tuesday,29.12.2015Đăng bởi: lui
Cám ơn admin và Cùng học Tiếng Việt đã trả lời.
À mà không hiểu trong bức ảnh mấy con ma cầm (hoặc ngậm) cái gì ấy nhỉ? Hôm qua mình có tìm hiểu sơ thì không thấy nhắc đến.
20:04Monday,28.12.2015Đăng bởi: Cùng học Tiếng Việt
Cảm ơn Lui,
Trong bài mình ghi tên 3 con là Bành Cư, Bành Toản, Bành Kiểu vì mình chuyển thẳng từ chữ Hán (nguồn tiếng Tàu và tiếng Nhật). Còn Soi lấy thông tin cho ảnh từ nguồn tiếng Việt nên gọi là Bành Cứ, Bành Chất và Bành Kiểu. Tóm lại vì nhiều nguồn và không có điều kiện tra cứu văn tự gốc nên nó loạn lên cả. Cá nhân mình tin các tài liệu chữ Hán và ti ...xem tiếp
20:04Monday,28.12.2015Đăng bởi: Cùng học Tiếng Việt
Cảm ơn Lui,
Trong bài mình ghi tên 3 con là Bành Cư, Bành Toản, Bành Kiểu vì mình chuyển thẳng từ chữ Hán (nguồn tiếng Tàu và tiếng Nhật). Còn Soi lấy thông tin cho ảnh từ nguồn tiếng Việt nên gọi là Bành Cứ, Bành Chất và Bành Kiểu. Tóm lại vì nhiều nguồn và không có điều kiện tra cứu văn tự gốc nên nó loạn lên cả. Cá nhân mình tin các tài liệu chữ Hán và tiếng Tây hơn tài liệu tiếng Việt (thường từ các sách cũ ơi là cũ và chép lẫn nhau lan đầy trên các trang tôn giáo trên mạng). Nguồn Lui biên giống trên wikipedia tiếng Anh.
À mà không hiểu trong bức ảnh mấy con ma cầm (hoặc ngậm) cái gì ấy nhỉ? Hôm qua mình có tìm hiểu sơ thì không thấy nhắc đến.
...xem tiếp