Điện ảnh

“Khách sạn Grand Budapest”: đủ cả âm nhạc, thi ca, hội họa kiến trúc và rất buồn cười 17. 12. 14 - 6:15 am

Đặng Thái

(Phim “The Grand Budapest Hotel” đã được chọn để chiếu mở màn Liên hoan phim Berlin lần thứ 64 hồi tháng 2 vừa rồi và giành giải Gấu Bạc nhưng gần đây mình mới có dịp được xem bản DVD, phim rất hay nên muốn viết một bài giới thiệu cùng bạn đọc. Trong bài có tiết lộ nội dung phim nhé.)

Wes Anderson là một tài năng khác thường. Sinh năm 1969, nhưng anh đã được xếp vào hàng những đạo diễn phim có tên tuổi cùng với các bậc tiền bối cao thủ. Anderson làm phim với một phong cách rất khác biệt với nhiều hiệu ứng hình ảnh độc đáo. Phim dài của anh luôn là phim hài và thành công gần đây, Vương quốc trăng lên (Moonrise Kingdom, 2012), đã mang về một đề cử Oscar cho kịch bản xuất sắc nhất.

Toàn cảnh mặt tiền khách sạn Grand Budapest – nơi diễn ra phần lớn câu chuyện. Đạo diễn khác người ở chỗ sử dụng một mô hình cao 3 mét, làm thủ công. Anh giải thích: “Nếu phải dùng đồ giả để quay, đằng nào khán giả cũng biết nó không thật thì tôi thích dùng một mô hình kiểu ngày xưa hơn là dùng kỹ xảo máy tính.”

Đạo diễn hẳn là một người rất cầu toàn vì phim nào cũng vừa viết kịch bản vừa đạo điễn, thậm chí kiêm luôn cả nhà sản xuất và diễn viên. Sự cầu kỳ và tỉ mỉ của anh có thể nhận ra trong từng khung hình, đồ đạc luôn gọn gàng, cảnh nền được chăm chút nên đẹp và sạch sẽ nhưng không giả tạo, xem phim thấy nhẹ nhàng không bị tức mắt. Điều này có phần giống với Trần Anh Hùng, không phải ngẫu nhiên mà cảnh nào trông cũng như nghệ thuật sắp đặt, (cái này thì là sở thích cá nhân thôi: thích xem phim nào nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp một tí, phục trang chuẩn bị kĩ một tí, cảnh bắn giết thì cũng không nhất thiết cứ phải nhễ nhại, nhoe nhoét, nhớp nháp). Một tác phẩm được làm rất cẩn thận và tâm huyết, đẹp về hình thức, chưa xét đến giá trị nội dung thì cũng đã đáng để xem rồi phải không?

Cảnh mở đầu: Một cô gái đứng trước tượng của tác giả tiểu thuyết “The Grand Budapest Hotel”. Những ngôi nhà làm hậu cảnh đều được lựa chọn sao cho màu sơn tường hợp với nhạc nền và tình tiết phim (nếu để ý kỹ sẽ thấy điều này diễn ra trong suốt cả phim)

Bối cảnh trong các phim của Anderson thường là những địa điểm tưởng tượng nhưng có liên hệ với thực tế. Lần này là Cộng hòa Zubrowka (gần giống tên một loại vodka), một đất nước Đông Âu, nằm trên dãy Alps (An-pơ) quanh năm tuyết phủ.Đất nước tưởng tượng này có phần giống Đức, giống Hungary, giống Áo và cả Czech nữa. Cô gái trẻ trong ảnh đứng trước nơi tưởng niệm nhà văn, có dòng chữ ghi rằng tác phẩm của ông được coi như “quốc bảo”. Xung quanh đế tượng treo chi chít chìa khóa của các khách sạn do người hâm mộ mang đến.

Người dẫn chuyện đưa ta quay ngược thời gian, trở lại năm 1985, khi nhà văn còn sống. Phim của Wes Anderson thường có lời người dẫn chuyện. Kịch bản phim này được lấy cảm hứng từ những tác phẩm của nhà văn vĩ đại người Áo Stefan Zweig nên lời người kể cũng trau chuốt như lời văn vậy.

Nhà văn khi đó còn trẻ, đi nghỉ mát để tìm cảm hứng viết và may mắn được gặp ông Zero Moustafa – một trong những người giàu nhất Zubrowka và là chủ nhân của khách sạn Grand Budapest.

Ngoại thất của khách sạn năm 1968. Mặt tiền nguyên bản (ảnh đầu bài) đã được cải tạo lại đúng kiểu kiến trúc Xô Viết của các nước Cộng sản Đông Âu thập niên 60 thế kỉ trước. Nội thất bên trong cũng được quay tại các địa điểm xây dựng theo lối kiến trúc Liên Xô. Đoàn làm phim phải đi, xem và tham khảo rất nhiều tư liệu để có hình ảnh chân thực nhất. Toàn bộ cảnh quay thực hiện tại Đức, không chỉ bởi vì người Đức bỏ tiền làm phim mà còn vì Đức là nơi có cả Đông Tây kết hợp.

Nhà văn tình cờ được ông Moustafa mời ăn tối và kể lại câu chuyện cuộc đời ông, chính là tác phẩm làm nên tên tuổi nhà văn sau này. Hồi tưởng lại một lần nữa quay ngược thời gian về năm 1932, từ đây, phim diễn ra theo hình thức một tiểu thuyết có 4 chương. Giống như một tác phẩm hòa nhạc, từng chương có chủ đề, có gam màu và tiết tấu riêng. Âm nhạc đóng vai trò quan trọng xuyên suốt phim, từng bước đi của các nhân vật cũng theo điệu nhạc. Phim không quá dài: 100 phút, có những đoạn nhịp cực nhanh nhưng cũng có những đoạn nghỉ như những dấu lặng nên người xem không mệt mỏi hay phải căng mắt ra.

Hai nhân vật chính: Monsieur (Mr) Gustave (trái, Ralph Fiennes đóng) – quản lý khách sạn Grand Budapest và Zero Moustafa (phải) lúc còn trẻ, mới được nhận vào làm nhân viên trực tiền sảnh. Tên công việc của nhiều nhân vật được viết luôn lên trên mũ để gây hài.

Monsieur Gustave là hình mẫu lý tưởng của Zero (cái tên ẩn dụ cho việc cậu bé này đến khách sạn xin việc hoàn toàn không có một thứ gì từ gia đình đến kinh nghiệm). Ngoài việc là một quản lý đầy kinh nghiệm, lịch lãm, thích xịt nước hoa, thích làm thơ và nhận được sự kính trọng của toàn thể nhân viên, Monsieur này còn có một sở thích cực kỳ lập dị về phụ nữ.

Người tình của Gustave luôn là các quý bà góa chồng rất già, cô đơn và cực kỳ giàu có.

Chuyện trở nên rắc rối khi một trong những người tình của Gustave: Madame D, quý bà 84 tuổi siêu giàu có đột tử tại nhà riêng. Zero cùng Gustave đến đám tang của bà già và bất ngờ di chúc để lại cho Gustave một bức tranh vô giá thời Phục Hưng: “Cậu bé và quả táo” (Boy with apple) của danh họa Johannes Van Hoytl (con).

Gustave bên cạnh bức tranh vô giá. Bức tranh đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện. Mình xem đến đây vò đầu bứt tai không biết họa sĩ này là họa sĩ nào và sao mình chưa từng nghe thấy cái tranh này bao giờ. Bật mí cho bạn đọc: đây chỉ là tranh chế, đạo diễn đặt hàng vẽ trong bốn tháng và nghĩ ra cái tên họa sĩ cho giống kiểu Hà Lan thôi (vì cả đất nước trong phim còn là hư cấu mà).

 

Dimitri (phải, Adrien Brody đóng), con trai Madame D và tay côn đồ máu lạnh làm việc cho Dimitri (trái, Willem Dafoe đóng)

Gia đình Madame D đương nhiên là không để yên cho Gustave lấy bức tranh giá trị. Zero khuyến khích Gustave và hai người đã quyết định lấy trộm luôn bức tranh mang về nhà. Gustave định đem bán ngoài chợ đen lấy mấy triệu đồng rồi đi luôn ra nước ngoài. Ngay đêm hôm đó, Gustave viết di chúc để lại toàn bộ tài sản (có mỗi bức tranh) cho Zero đề phòng bất trắc.

Zero nhặt tạm một bức tranh treo thế vào chỗ trống của bức “Cậu bé và quả táo”. Nhìn phong cách tranh là biết ngay của Egon Schiele mà lại là “two women masturbating”, cười đau cả ruột. Tìm hiểu mới biết cũng là tranh chế nhại theo phong cách Schiele, vẽ bởi một fan hâm mộ của Anderson. Rất nhiều người thích phim Wes Anderson đến mức vẽ tranh dựa theo những nhân vật trong phim (có cả triển lãm)

Nhưng chỉ sáng hôm sau cảnh sát đã đến bắt Gustave vì tội mưu sát Madame D để chiếm đoạt tài sản. Gustave đi tù nhưng vẫn kịp cất bức tranh vào két sắt khách sạn. Ông muốn được đi tìm công lý và bàn với những người cùng buồng giam tìm cách vượt ngục.

Gustave thích làm thơ. Thói quen làm thơ của Gustave “lây nhiễm” sang các nhân vật khác, đến cuối phim thì ai cũng có thể làm thơ hoặc lời thoại như thơ, ngay đoạn tính phương án vượt ngục, để ý thì sẽ thấy tay giang hồ miêu tả nhà tù cũng vần điệu nhịp nhàng. Thơ của Gustave rất củ chuối nhưng nhiều đoạn có thơ khiến không khí phim mềm mại hẳn ra. Hầu hết những đoạn ngâm vịnh là để gây cười nhưng làm khán giả cười một cách rất… nên thơ.

Gustave cùng bạn tù vượt ngục nhờ sự giúp đỡ của Zero và Agatha

Câu chuyện trở nên kịch tính khi tất cả bí mật về cái chết của Madame D nằm trong bức tranh “Cậu bé và quả táo” vẫn ở trong két sắt khách sạn. Cùng lúc đó, chiến tranh nổ ra, phát xít lên cầm quyền đất nước, trưng dụng khách sạn cho quân đội. Agatha – bạn gái của Zero –  giả vờ mang bánh vào khách sạn để lấy bức tranh, đúng lúc đó Dimitri cũng vừa phát hiện ra tranh bị đánh cắp và đến Grand Budapest để tìm.

Khách sạn trang trí theo kiểu Đức Quốc Xã nhưng mà ở đây là ZZ (Zig-zag) chứ không phải SS hay chữ thập ngoặc.

 

Dimitri là hình ảnh của những nhà quý tộc Đức ủng hộ đảng Quốc Xã. Có một điều rất thú vị là Adrien Brody từng đóng vai anh nghệ sĩ dương cầm người Do Thái thoát chết trong trại tập trung của Đức Quốc Xã ở phim “The Pianist” còn Ralph Fiennes thì lại từng đóng vai sĩ quan Đức Quốc Xã giết dân Do Thái không gớm tay trong phim “Schindler’s List”.

Có nhiều đoạn trong phim mang hơi hướng của thể loại “black comedy”. Đây là một thuật ngữ không có từ tương đương trong Tiếng Việt. Black Comedy có thể định nghĩa là phim hài khiến khán giả cười trước những điều không nên cười. Ví dụ: cảnh giết người. Cảnh đấy mà làm người ta cười được mới giỏi. Khó vậy nên ít phim thể loại này, bạn có thể xem Keeping Mum hoặc Burn After Reading sẽ hiểu.

Vì đây là phim hài nên ta cũng không thể trông chờ nó mang nhiều tầng ý nghĩa hay thông điệp gì cho nhân loại. Nói nghệ thuật vị nghệ thuật thì hơi quá nhưng là một cách tiếp cận vấn đề rất mới. Giữa vô vàn thiên tài Hollywood, đạo diễn vẫn không ngừng sáng tạo để tìm ra hướng đi mới và định hình phong cách độc đáo của mình. Đấy là một điều mà nghệ sĩ nói chung và các nhà làm phim nói riêng nên vừa xem vừa học hỏi.

Theo mình võ đoán thì có lẽ phim này mua vui cũng được một vài Oscar. Viết vậy là hơi nhiều rồi, nên để bạn đọc chuyển qua xem phim thôi.

*

Cùng một tác giả:

- Nobel Banquet: Tiệc chiêu đãi những người đoạt giải Nobel

- “Hồng trà” của Tàu và “Chai ” của Ấn

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 1): nồng nàn hay nồng nặc?

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 2): Chán cơm có roti, chán cà ri thì nhịn!

- 16. 12: Kandinsky – một người Nga yêu nhạc

- “Khách sạn Grand Budapest”: đủ cả âm nhạc, thi ca, hội họa kiến trúc và rất buồn cười

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 3): Nếu không ngại làm và không sợ dầu mỡ

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 4): Mật ngọt chết người

- Ấn Độ: người bạn voi hiền lành chỉ biết giúp Việt Nam

- Kẻ hảo ngọt lần theo con đường của mía

- Phía nam biên giới, phía đông mặt trời: Khi thời gian trôi kiểu Fiji

- Đặc sản Fiji (bài 1): Fish and chip, cà ri, vịt quay và thịt người

- Đặc sản Fiji (bài 2): Itaukei – đảo và núi lửa, sulu và kava

- Chưa đi chưa biết Suva, đi rồi mới biết…

- Đường lên biên giới: thăm Sa Vĩ, ăn gật gù, xem Mũi Ngọc

- Qua cầu Bắc Luân: xong bát mì tàu, mong về cố quốc

- Đình to giữa phố

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 1): những con buôn thông minh

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 2): Đất nước đa tài và Đông Tây chạm mặt

- Muốn thỏa mãn bao tử phải thử bao tử Trung Hoa

- Hai anh em bánh nếp: một miền Bắc, một miền Trung

- Vanuatu (bài 1): từ vị thầy chán chết đến bài học đắt giá về đất đá

- Vanuatu (bài 2): run rẩy đi rình núi lửa phun

- Vanuatu (bài 3): Bún nào ngon bằng bún Tân Đảo

- Vanuatu (bài 4): từ “chân đăng” đến Việt kiều Tân Đảo

- Vanuatu (bài 5): tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bislama cùng chơi pétanque bên lagoon xanh xanh

- Vanuatu (bài 6): Pháp đi, Mỹ đến, Trung Quốc bắt đầu vào. Chỉ Cuba là trong sáng

- Vanuatu (bài 7): Xứ sở lạ kì – nơi cấm rượu và đồ ăn thì toàn organic

- Vanuatu (bài 8): bỏ mứa dơi hầm, từ chối hoa hậu

- Nobel Banquet (phần 1): từ ngày ra đời đến khi thắt lưng buộc bụng

- Nobel Banquet (phần 2): hết chiến tranh là ăn phức tạp

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 3): Người người mua tranh, nhà nhà treo tranh

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 4): Hạng bét tranh tĩnh vật, hạng nhất vẽ thánh thần

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 5): Dầu thay cho trứng, gỗ cứng thế bằng vải mềm

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 6): Thoát ly họa phường, bắt chước hàng Tàu

- Ngày ba mươi Tết giò treo đầy nhà

- Rượu Tây, rượu Ta, rượu Nga, rượu Pháp
Gạo, mạch, lúa mì, rượu gì cũng uống

- Quốc bảo thường để cất đi
Vậy nên triển lãm phải phi đến liền

- Đi xem quốc bảo: ngắm núi này lo cho núi nọ

- Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn

- Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của ớt, cà phê, khoai tây và chuối

- Thắc mắc về quả dưa hấu

- Vanuatu (bài 9): Cho đại sứ Trung Quốc ăn đấm và trở thành chư hầu trên biển

- Ấn Độ: Nam-Bắc một nhà, hay là việc ăn lá đa và lá chuối

- Nobel banquet 2019: “Đến cuối thì mọi việc cũng đâu vào đấy!”

- “Thụy Điển kiều”: những Karl Oskar và Kristina không quên quá khứ

Ý kiến - Thảo luận

20:12 Friday,19.12.2014 Đăng bởi:  Anh Nguyễn
In Bruges mình xem từ 2009, cũng không thích. Black comedy thì mình thích nhưng kiểu làm film của bác này không khoái lắm. Mấy film black comedy mình thích có Election, Freeway, Bound, Full Metal Jacket (đoạn đầu.) Nhưng cá nhân mình thấy film black comedy của British làm chất hơn: Lock, stock and two smoking barrels của Guy Ritchie, Hot fuzz, Death at a funeral, etc.,
...xem tiếp
20:12 Friday,19.12.2014 Đăng bởi:  Anh Nguyễn
In Bruges mình xem từ 2009, cũng không thích. Black comedy thì mình thích nhưng kiểu làm film của bác này không khoái lắm. Mấy film black comedy mình thích có Election, Freeway, Bound, Full Metal Jacket (đoạn đầu.) Nhưng cá nhân mình thấy film black comedy của British làm chất hơn: Lock, stock and two smoking barrels của Guy Ritchie, Hot fuzz, Death at a funeral, etc., 
18:16 Friday,19.12.2014 Đăng bởi:  Như Mai
Nếu thích Ralph Fiennes và black comedy thì các bạn có thể tìm xem phim In Bruges- một bộ phim có những câu thoại khiến người ta cười nghiêng ngả trong tình huống vô cùng đen tối. Nhạc phim thì có gì đó vừa da diết, vừa lạnh lùng.

Năm nào mình cũng xem lại phim này và phim M*A*S*H (phim chứ không phải series cùng tên nhé), cũng có thể coi là black comedy kinh điển. Trong M*A*S*H có
...xem tiếp
18:16 Friday,19.12.2014 Đăng bởi:  Như Mai
Nếu thích Ralph Fiennes và black comedy thì các bạn có thể tìm xem phim In Bruges- một bộ phim có những câu thoại khiến người ta cười nghiêng ngả trong tình huống vô cùng đen tối. Nhạc phim thì có gì đó vừa da diết, vừa lạnh lùng.

Năm nào mình cũng xem lại phim này và phim M*A*S*H (phim chứ không phải series cùng tên nhé), cũng có thể coi là black comedy kinh điển. Trong M*A*S*H có cảnh nhạo lại bức The last supper rất hài hước. Bài hát chủ đề của phim (Suicide is painless) có sức ám ảnh lạ kỳ (it nhất là với mình) 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Duỗi não

Vũ Lâm

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả