Văn & Chữ

Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề14. 11. 14 - 2:07 pm

Nguyên tác: Rào Luống Cần - Biên dịch: Linh Sơn Cao hổ cốt chân nhân

HOẢNG TRƯNG VƯỜN MỘNG
Nguyên tác: Rào Luống Cần
Biên dịch: Linh Sơn Cao hổ cốt chân nhân

Lời đề từMới từ ngày Anh Nga Tuyết Nguyễn nữ sỹ cứ kể lể về Hồng lâu mộng, ban biên dịch gồm mấy chân nhân ngày đêm bóp trán nhăn mi, cũng mong được thỏa cơn húng, do có sẵn khu vườn cùng đầy đủ quan viên chẳng khác gì chuyện cũ, với bao nhiêu kịch tính hỷ nộ ái ố, mơ mơ tỉnh tỉnh, say say cuồng cuồng. Mạn phép ghi ra ngõ hầu phục vụ các thí chủ rỗi hơi có chút vui chơi. Do ngôn ngữ của tác giả chính là khó hiểu, rất nhiều lóng ngữ kèm điểm tích phây, nên ban biên dịch có gì sai sót, đặc biệt trong dịch tên và địa chỉ, kính các thí chủ rộng lòng bơ đi cho xong chuyện!

Từ tranh của Line and Wash

Hồi 1
Chọn ngày đẹp ra đường ò e í
Mải rong chơi Hàng Anh lạc vô vườn

Chuyện rằng, công tử Hảo Ngọc nhà kia tính tình dịu ngọt, ham mê cầm kỳ thi họa, mở tiệm may đo mãi vẫn lỗ sặc, bèn cậy thân thiết nhạc sư Mân Khuy chuyên nhị Tây kiêm võ sư Ái Ký Đồ, đã rủ rê lôi kéo được cả trường nhạc tụ bạ đầy đủ, hăm he làm rùm beng ngay trước cửa tiệm may kiêm tiệm trà, cho bọn không chịu may quần áo nghe, cho chúng ù tai chân tay lắp bắp biết đâu mở hầu bao chăng?

Bọn nhạc công, Hảo Ngọc với Mân Khuy bàn bạc chè chén cãi nhau có cả giận dỗi và gõ sênh phách ca ra rả nhè nhẹt ở mạn đông thành Thăng Thiên, Đặng Dương phủ, Sủi Bọt quán mấy trận… Cuối cùng quyết sách ngày nhất tháng nhất năm nhất là hạn bét phải nổ ra đàn địch, ai nghe hay bịt tai kệ ai. Nào bàn nào ghế, nào sách nào vở, nào loa đài tăng âm, màn sáo các thứ giăng ra òm tỏi cả một góc phủ Mễ Lô Bồn. Làm cho tri huyện Trường Thiên ngứa mắt, sai nha dịch ra bắc loa bẩu dẹp. Hảo Ngọc vốn tính dĩ hòa vi quý, vội giậm chân quát Ninh tổng quản và Khang tướng quân, mụ lo múa môi ngài lo sức giấy, dẹp yên bờ cõi…

Lúc ấy đúng giờ Hợi kém ba khắc, mới rọt rẹt mốt hai mốt hai mời quan viên ùn ùn ổn định ngồi vào mấy hàng ghế quây tròn xung quanh một bức trướng to có đề chữ ngay ngắn “Lu Loa cống-xề”, chặn trước lão lo vặn đài tên là Lý Nhị và đám nhạc công ngồi theo trật tự, tay cầm lổm ngổm những sáo nhị trống phách. Hảo Ngọc đã kịp may cho cùng một loại quần áo đen sì và vài đứa uống nhiều rượu mắt mờ sợ không đọc được bản nhạc đã đeo cả kính mù để nheo nheo không ai biết, liếc gái không ai hay, thành ra nhìn xa rất giống đại hội găng-xứ-tờ ở bển…

Nhạc trưởng khá đẹp giai, mặc áo dài hớt đằng trước chắc để lúc cao trào có quỳ cũng đỡ bẩn vạt, có diện cả gi-lê và thắt nơ trắng bao tay trắng diện lắm. Nhưng nhìn kĩ và nhìn gần mới thấy rất nhiều vệt bia chắc vừa đi hội nghị ở cao lầu về. Mặt ngài đỏ tưng bừng như gà chọi, cố giấu vẻ căng thẳng như trước lúc bước vào nhà chào vợ anh về muộn. Dân tình nhốn nháo vòng trong vòng ngoài, nhưng khi nhạc bắt đầu tấu lên thì lại im nghe ngoan lắm. Bọn trẻ ranh thôi chạy nhông, thiu thiu ngủ trong lòng thân mẫu đang há hốc mồm, long lanh giọt nước mắt vì những xáo động tâm tư sâu kín do bản nhạc nó giục lòng lôi ruột gan phèo phổi ra chứng giám.

Thương thay…! Bọn nghệ nhân nghệ sĩ quanh năm đàn đúm quanh mấy cửa nhà Mạnh Thường Quân thì ưu tư nghĩ đến đám vợ dại con thơ ở quê nhà biết có bao giờ ra đình mà nghe hát hay chỉ chồm hỗm xó chợ nghe xẩm gào cho qua buổi chiều hôm nắng quái… Xót thay! Bọn chỉ biết Làm và Lụng thì sững sờ đăm chiêu, mắt dại đi không đảo như rang lạc nữa, chúng như sa vào bồng lai ảo cảnh, ngập trong vàng bạc dư thừa nhà cao cửa rộng, tiếng nhạc vuốt ve làn da mốc thếch của chúng như những tay tiên thơm tho âu yếm, thành ra chúng đứng như trời trồng, bíu vào nhau kẻo ngã, hồn xiêu phách lạc, tiếng nhạc dứt rồi mà vẫn chưa tỉnh, nhà đài phải hô mấy lần mới chịu cuốn xéo.

Trong đám con nhà có nữ lưu Linh Thư là nữ quan lo trang phục trong cung, lại hẹn nhau ngồi chung một bàn và thửa ấm trà vừa uống vừa nghe nhạc với cô Nguyên Ly – văn sĩ kiêm đạo sĩ và hình như có học cả nghề chọn chó mèo giống. Hai nàng gật gù thẩm nhạc, thì thào khen cung này ấm giọng kia chua… thì bỗng thấy cậu Hàng Anh vốn chuyên nghề du hý, chân gỗ má mì trước làm quản gia cho phủ Eo Vì rồi dạt sang phủ Vẹt Xanh Lỗ Lăng, cũng đến chơi. Hàng Anh là tay sành sứ, chuyên ăn mặc rách rưới tã tượi, quần dài thì cắt cụt trên gối, áo dài thì cắt cụt hở lông nách mà lại quàng khăn đội mũ phớt xông hương hắc xì, đi đôi hài thêu lóng lánh ngũ sắc và phanh ngực ra rất dễ cảm lạnh. Hắn tung tăng gọi bồi đòi trả tiền trà cho hai chị em Thư-Ly, lại rút xì gà ra mời, Linh Thư phì phà mấy hơi, hất hàm hỏi: “Tiểu đệ nhất thời dạt vòm phương mô?”. Gãi đúng chỗ ngứa thằng cu nghẹn ngào tố khổ, quyết chấm dứt kiếp nô tài, nói đang đi chọn lều mở quán riêng. Nàng Nguyên Ly đúng lúc đang chat với Mô-za, quay sang mách: “Mợ Tống Dương trên phủ Tây Hồ bảo ngay mấy bước chân từ phủ Trường Thiên nầy, có khu vườn Hoàng Trưng vẫn còn cái sân chỗ gộc hoàng lan bỏ không đấy, cạnh ngay là bếp nữa. Hành Anh mở cao lâu kiêm trà đạo quán được, anh em ta thêm chỗ quần túm…”

Được lời như cởi chun quần, cả bọn rùng rùng xô ghế đứng dậy, sĩ diện dâng cao còn cho bồi cả hộp xì gà mới bóc có hai điếu. Chủ nhà Hảo Ngọc ái ngại quá bèn dặn a hoàn cất đi, để kì cống-xề tháng sau sẽ lại đem ra hút. Nguyên Ly vốn kĩ tính, lẩm bẩm trách: “Đến tháng sau thì mốc lên xanh lè cả hộp thuốc rồi, anh Hảo cứ chia cho bồi và a hoàn mỗi đứa một điếu. Còn đâu sáng mai đúng giờ trà điểm tâm chị Linh Thư lại sang chơi phủ Mễ nhà anh, thì anh bỏ ra hút hết đi ngõi ngọm làm gì?”. Hảo Ngọc giả nhời: “Thế cô phải sang cùng nhé, chọn cho tôi mấy bức tranh luôn nhé? Tôi định sang sửa lại quán trà, giờ đông khách quá”. Nguyên Ly hẹn: “Được, nhưng anh phải đem cái gạt tàn bằng sừng con dế mèn dưới chân thành Đại La cho chúng tôi dùng, và phải pha trà quý cất trên năm loại sương cánh hoa nở đúng kì nồm nhất và năm loại sương trên lá chuối đúng kì lắm muỗi nhất. Tốt nhất là dùng chén trà hổ phách và nước trà phải có nòng nọc thì mới ngắm đẹp…”. Hảo Ngọc sướng rơn, nhất định nghe theo.

Cả bọn bái biệt, đi sang vườn Hoàng Trưng. Số là vợ chồng nàng Nguyên Ly cùng tiểu thơ đã sang nhượng đổi chác các bù thế nào được một góc vườn ấy rồi, nay cứ mượn cớ rủ thêm bạn về cho đông vui, cũng là giúp cho Huệ Thư chủ vườn có công có việc, đỡ ngồi lê đôi mách, buôn dưa cà ra rau muống, buôn cầu Đuống ra cầu Long Biên.

(Còn tiếp…)

*

Cùng một người viết:

- Vẫn mấy khuôn mặt cũ mèm nổi tiếng ấy…

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 1: Lính mới

- Việc ấy không cần nhiều tiền,
chỉ cần nhiều công tâm và khát vọng

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yết Kiêu
Kỳ 2: Rơi vào tay hai nhà phê bình

- Hồi ký binh nhì tuột xích Yếu Kiêu
Kỳ 3: Chìm, nổi, và lại chìm

- Thư gửi họa sỹ trẻ

- Về bác Phạm Lực – ôn cố mong tân

- Luận về ăn uống khi ốm, về khát vọng sống và chất nghệ qua ăn

- Hãy mua ngay khi cơ hội đến

- Người tháp tùng (phần 1)

- Người tháp tùng (phần 2)

- Bùi Thế Phương – Câu chuyện kể bằng thơ tự kỷ

- Một số ảnh Linh Cao chụp trước khi treo tranh

- Trường ca gia cầm

- Đã xem họa sỹ uống trà…

- Ăn chay nằm mộng lưng trời…

- Một bữa tiệc tối đáng nhớ, cần được viết ra…

- Từ một nhành thyme…

- Tiếng vọng từ thiên nhiên: các bạn trẻ nóng vội quá…

- Xem “Nhập nhằng”: làm sao đi bền một con đường độc đáo?

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 1): Tại Lu Loa Cống Xề

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 2):
Về Huệ Thư

- Xem gốm Bảo Toàn: Đập vỡ cây đàn

- Chuyện cô bán tranh: Nhớ thiên đàng nem chua

- Ba lý do khiến trò lười không muốn mở mang

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 3):
Ân oán Hàng Anh với Đirađivô

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 4):
Hoa Ỷ dỗi, Huệ Thư hồi chơi xấu

- Nhân thông tin một nhóm đại gia Việt vừa mua gần 50 bức tranh…

- Tết Art: sự trỗi dậy của cái mầm

- Nhận xét riêng về Tết Art: vẫn chưa thực sự hội chợ

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 5):
Quý vật tìm quý nhân

- Chợ hoa Hàng Lược – cái lúm đồng tiền duyên của phố cổ

- Món chè gấc số đỏ

- Về món mơ ngâm

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 6):
Kinh thành bỗng chốc thất thanh

- 5 đặc điểm để món ăn Việt đi mãi với người Việt

- Bún chả (bài 2): tuyệt phẩm nhà nghèo

- Mì vằn thắn: cảm thức biển trong một bát chứa chan

- “Măng mai măng nứa, cơm lam trà gừng…”

- Cốc chè của mùa hè

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 7):
Sau cơn mưa trời lại sáng

- Bàn tán về tranh nuy

- Hoàng Trưng vườn mộng (hồi 8):
Thư-Kỳ lạc truyện

- Bé bỏng nghèo nàn trong lòng phố cổ

Ý kiến - Thảo luận

8:43 Wednesday,24.6.2015 Đăng bởi:  Chống bọn Rờ Khu
Thủ pháp văn học là chỉ đẩy vừa đến trước điểm mà qua đó là extream. Điểm ấy là ecstasy (đại loại), tác giả cố duy trì excitement (ếch xịt ti) cho dộc giả nhưng sang bài sau sẽ thoái trào (vì chắc khi viết vẫn có thể đã ecstasy trong đời thực. Vì bố cháu đọc ngược.
Dù sao vẫn rờ được anh Mân Khuy có thể là made in Sè sè sè rè (sdelano v CCCP).
...xem tiếp
8:43 Wednesday,24.6.2015 Đăng bởi:  Chống bọn Rờ Khu
Thủ pháp văn học là chỉ đẩy vừa đến trước điểm mà qua đó là extream. Điểm ấy là ecstasy (đại loại), tác giả cố duy trì excitement (ếch xịt ti) cho dộc giả nhưng sang bài sau sẽ thoái trào (vì chắc khi viết vẫn có thể đã ecstasy trong đời thực. Vì bố cháu đọc ngược.
Dù sao vẫn rờ được anh Mân Khuy có thể là made in Sè sè sè rè (sdelano v CCCP). 
7:42 Saturday,15.11.2014 Đăng bởi:  CD
Giải mã hồi 1:

Cứ đông về Lua La mở nhạc
Réo rắt kèn với sáo góc đường
Trai thanh gái tú thập phương
Trẻ con người lớn nhún nhường tụ nghe

Anh Minh Đỗ mở nghề buôn vải
Chú Xuân Huy sống với cây đàn
Thêm thầy Nhất Lý rẽ ngang
Từ nghề xiếc độc sang hàng chỉnh âm
Cùng bàn bạc làm nên chuyện lớn
Mỗi cuối tuần tấu nhạc thính phòng

Dân tình giữ
...xem tiếp
7:42 Saturday,15.11.2014 Đăng bởi:  CD
Giải mã hồi 1:

Cứ đông về Lua La mở nhạc
Réo rắt kèn với sáo góc đường
Trai thanh gái tú thập phương
Trẻ con người lớn nhún nhường tụ nghe

Anh Minh Đỗ mở nghề buôn vải
Chú Xuân Huy sống với cây đàn
Thêm thầy Nhất Lý rẽ ngang
Từ nghề xiếc độc sang hàng chỉnh âm
Cùng bàn bạc làm nên chuyện lớn
Mỗi cuối tuần tấu nhạc thính phòng

Dân tình giữa tiết gió đông
Lớp ngoài ngóng cổ lớp trong mơ màng
Nghe tiếng nhạc thấy ngàn phấn khích
Ngắm giai nhân tủi lấy vợ nhà
Nghệ nhân nghệ sĩ lượn qua
Vỉa hè trà mạn hoặc là cà phê

Kìa anh Hải chuyên nghề quản lý
Cho những hàng danh giá áo quần
Nọ cô Linh mặt trầm ngâm
Chuyên nghề trang điểm mỹ nhân Hà Thành
Cô Cao nọ bán tranh buôn tượng
Đang ủ mưu gom hết các nhà
Đưa về khu vực Hai Bà
Số 22 ấy gọi là một khu

Ngày đông chén tạc chén thù… 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Về một cách nhìn nghệ thuật!

Một thành viên của Khoan Cắt Bê Tông

Bài đã đăng

» Xem tiếp...

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp